Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Tỷ phú bày cách mua nhà, tậu xe trong 5 năm

Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần - chi tiêu hàng ngày, kết giao bạn bè, học tập, du lịch và đầu tư. 

Ông trùm bất động sản Li Ka-Shing (Hong Kong, Trung Quốc) hiện là tỷ phú giàu nhất châu Á với số tài sản 29,1 tỷ USD, theo Bloomberg. Xuất thân là trẻ mồ côi, ông đã tự mày mò kinh doanh để nắm trong tay hai đế chế - Cheung Kong và Hutchison Whampoa, đồng thời tham gia nhiều lĩnh vực từ cảng biển, dầu khí, đến bán lẻ, truyền thông đến bất động sản.

Mới đây, website khởi nghiệp e27 đăng tải bài viết của Li Ka-Shing, trong đó chia sẻ bí quyết cải thiện cuộc sống trong 5 năm.

Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần. 

Khoản đầu tiên - 600 NDT - dùng để chi trả cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn sống đơn giản, bạn chỉ có thể tiêu dưới 20 NDT mỗi ngày. Hãy ăn mì (hoặc bún, miến), một quả trứng và một cốc sữa vào buổi sáng. Trưa thì ăn snack với hoa quả thôi. Còn tối hãy tự nấu tại nhà, rồi uống sữa trước khi đi ngủ. Chi phí ăn uống cả tháng của bạn sẽ chỉ tốn khoảng 500-600 NDT. Khi còn trẻ, cơ thể của bạn sẽ không có quá nhiều vấn đề nếu sống thế này vài năm.
 Li Ka-shing khuyên rằng nên chia thu nhập hàng tháng làm 5 phần. Ảnh: Next Shark
Khoản thứ hai - 400 NDT - để kết giao bạn bè, mở rộng các mối quan hệ. Việc này rất có lợi cho bạn. Tiền điện thoại có thể mất khoảng 100 NDT mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể đãi bạn bè 2 bữa một tháng, hết khoảng 300 NDT. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu hơn bạn hoặc có thể giúp bạn trong công việc. Sau một năm, các mối quan hệ này sẽ mang lại những giá trị rất to lớn cho bạn. Danh tiếng, tầm ảnh hưởng và giá trị gia tăng của bạn sẽ được công nhận.

Khoản thứ ba - 300 NDT - để học tập. Mỗi tháng, hãy dành ra 50-100 NDT để mua sách. Vì bạn không có nhiều tiền, hãy cố gắng nâng cao kiến thức. Khi mua sách, hãy đọc cẩn thận và rút ra những bài học và chiến lược trong đó. Sau khi đọc, hãy tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình, sau đó chia sẻ với người khác để nâng cao uy tín và mối quan hệ. Bạn cũng nên dành 200 NDT mỗi tháng tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức và gặp gỡ những người cùng chí hướng.

Khoản thứ 4 - 200 NDT - tiết kiệm để đi du lịch nước ngoài. Hãy tự thưởng cho mình bằng các chuyến du lịch ít nhất mỗi năm một lần để nâng cao kinh nghiệm cuộc sống. Hãy ở những nhà trọ dành cho giới trẻ (youth hostel) để tiết kiệm chi phí. Trong vài năm, bạn có thể đến nhiều quốc gia, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Hãy dùng chúng để “sạc đầy” bản thân, giúp mình có động lực trong công việc.

Khoản cuối cùng - 500 NDT - dùng để đầu tư. Đầu tiên, cứ gửi ở ngân hàng và tích lũy dần dần, coi đó là vốn khởi nghiệp của bạn. Sau đó, bạn có thể mở công ty hay cửa hàng. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ cho an toàn, đến các hãng bán buôn và tìm kiếm thứ gì khả dĩ để bán. Vì kể cả nếu thua lỗ, bạn cũng không mất nhiều tiền. Còn ngược lại, khi bắt đầu kiếm được, bạn sẽ tự tin hơn và học được cả tá kinh nghiệm mới về kinh doanh. Khi đã kiếm kha khá, bạn có thể nghĩ đến các chiến lược đầu tư dài hạn để có bệ đỡ tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình.

Sang năm thứ hai, nếu lương của bạn vẫn là 2.000 NDT, bạn nên cảm thấy xấu hổ vì vẫn chưa phát triển được bản thân. Còn nếu lên 3.000 NDT, bạn sẽ vẫn phải làm việc thật chăm chỉ. Hãy tìm một công việc làm thêm, tốt nhất là nhân viên kinh doanh.

Việc này tương đối khó, nhưng là cách nhanh nhất giúp bạn nắm được nghệ thuật bán hàng. Tất cả các doanh nhân thành đạt đều từng là nhân viên bán hàng xuất sắc. Đây cũng là cơ hội giúp bạn gặp được những người có giá trị với mình về sau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học cái gì nên và không nên bán. Hãy dùng sự nhạy bén về thị trường của mình làm nền tảng cho công ty tương lai.

Trong thời gian này, cố gắng mua ít quần áo và giày dép thôi. Bạn có thể thoải mái shopping khi đã giàu. Còn bây giờ, hãy tiết kiệm. Chỉ mua những món quà nho nhỏ cho những người bạn quan tâm và chia sẻ với họ về những kế hoạch, giấc mơ của bạn.

Hãy cố gắng làm thêm bất kỳ lúc nào có cơ hội. Việc này sẽ mài giũa ý chí và kỹ năng cho bạn, giúp bạn tiến gần mục tiêu tài chính. Đến năm thứ hai, thu nhập của bạn nên tăng lên ít nhất 5.000 NDT, tối thiểu cũng phải là 3.000 NDT. Nếu không, bạn sẽ chẳng theo kịp tốc độ lạm phát đâu.

Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy luôn nhớ chia chúng làm 5 phần. Hãy khiến bản thân mình trở nên có ích. Tăng cường đầu tư vào các mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện thu nhập. Khi đã có nhiều tiền, bạn sẽ lại cải thiện được chất lượng cuộc sống, có cơ hội kết bạn nhiều hơn, tham gia những khóa học chuyên sâu hơn và tiếp cận những dự án, cơ hội lớn hơn. Dần dần, bạn sẽ hiện thực hóa được giấc mơ mua nhà, ôtô và chuẩn bị tương lai tốt đẹp hơn cho con cái.

Cuộc sống, sự nghiệp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Khi bạn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Còn khi đã giàu rồi, hãy làm ngược lại. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, còn giàu rồi thì hãy chi cho mình. Đây là nghệ thuật sống.

Bên cạnh đó, khi nghèo khó, hãy đối xử tốt với mọi người, đừng tính toán. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối tốt với bạn. Khi còn nghèo, hãy quăng mình ra ngoài và để người khác tận dụng bạn thật tốt. Nhưng khi giàu có, hãy bảo vệ mình, đừng để người khác lợi dụng. Đây là điều rất ít người hiểu được.

Có một lý thuyết nổi tiếng từ Harvard thế này: Số phận của mọi người được quyết định bởi việc anh ta làm gì khi rảnh rỗi, lúc 8h-10h tối. Hãy dùng khoảng thời gian này để học tập, suy nghĩ và tham gia vào các bài giảng hay buổi thảo luận có ích. Chỉ cần kiên trì vài năm, thành công sẽ tìm đến bạn.
Vnexpress

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Những công việc thuở cơ hàn của các tỷ phú

Đừng chỉ chăm chăm biết tới hào quang hiện tại của các CEO hay những tỷ phú, đại gia hàng đầu thế giới. Ẩn sau núi tài sản khổng lồ của các nhân vật đình đám ấy là chặng đường nỗ lực không mệt mỏi với xuất phát điểm ở vạch số 0. Trước khi nổi tiếng và trở nên giàu có, họ từng là những con người vô danh; đương nhiên cũng có người may mắn "phất" lên từ chính công việc đầu tiên của mình.

Oprah Winfrey
Nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey

Công việc đầu tiên của nữ hoàng truyền hình là một nhân viên trong tiệm tạp hóa, gần hiệu cắt tóc của bố bà ở Nashville. Sau khoảng thời gian "nếm mật nằm gai", bà được nhận vào làm cho một đài truyền hình địa phương - đài WTVF TV.
Winfrey nhanh chóng trở thành người dẫn chương trình tin tức trẻ nhất, cũng là phụ nữ da đen đầu tiên tại đây. Với tài biến hóa và khôn khéo trong những lần trò chuyện với nhân vật trong các talkshow, tên tuổi của Oprah đã "phủ sóng" khắp thế giới. Hiện, số tài sản của bà đạt khoảng 2,4 tỷ USD.

T.Boone Pickens
Nhà đầu cơ trứ danh T.Boone Pickens

Công việc đầu tiên của ông trùm dầu mỏ này là một người đưa báo. Năm 12 tuổi, Pickens đã chiến thắng các "đối thủ" cùng lứa để mở rộng phạm vi giao báo của mình từ 28 gia đình lên 156 gia đình.
Sau khi trưởng thành, cùng với 2.500 USD tiền vốn, ông và hai người bạn đã thành lập công ty dầu khí Petroleum Exploration, đây cũng là tiền thân của tập đoàn dầu khí độc lập lớn nhất ở Mỹ. Tài sản của Pickens hiện là 1,1 tỷ USD.

Ray Dolby
Kỹ sư vật lý Ray Dolby

Công việc đầu tiên của kỹ sư vật lý tài năng, cha đẻ của hệ thống xử lý âm thanh đa chiều này là làm bán thời gian cho Công ty Audio và phim Ampex kể từ năm 16 tuổi.
Trong suốt những năm học ĐH, Dolby vẫn tiếp tục miệt mài với công việc tại phòng thu. Chính những kinh nghiệm thực tế tích lũy trong quá trình làm việc đã giúp ông gặt hái những thành công vang dội khi thành lập tập đoàn Dolby Laboratories.Inc với sản phẩm là hệ thống xử lý âm thanh đa chiều.

Tài sản của ông ước khoảng 3,5 tỷ USD.

Charles Schwab
Charles Schwab

Bán quả óc chó là trải nghiệm đầu tiên về kinh doanh của nhà môi giới giảm giá này. Sau khi lấy được bằng MBA tại ĐH Stanford vào năm 1971, ông đã thành lập công ty môi giới tài chính giảm giá Charles Schwab Corp.
Hiện gia tài khổng lồ của nhà kinh doanh này là 4,7 tỷ USD.

David Murdock
Trước khi gia nhập quân đội vào năm 1943, chủ tịch của hãng Dole Foods từng là một nhân viên trạm xăng. Đó là thời kỳ khốn khổ, khi Murdock bỏ học giữa chừng vào năm lớp 9.
Sau đó, ông liều mình thâm nhập vào lĩnh vực bất động sản, mua và cải tạo lại Castle. Hiện ông già xấp xỉ 90 tuổi này đang sở hữu số tài sản khổng lồ 2,5 tỷ USD và quản lý hãng Dole Foods lừng danh.

John Anderson
John Anderson

Thời nhỏ, John Anderson từng bán bỏng ngô ngoài cửa hiệu cắt tóc của bố mình. Vị trí đó khá thuận tiện khi nằm sát sạt một rạp chiếu phim địa phương. Rất nhanh trí, Anderson hiểu rằng, có thể kiếm lời nhiều hơn nhờ việc bán bỏng ngô giá rẻ cho những người vào rạp.
Từ những kinh nghiệm rất nhỏ đầu đời, sau này, khi trưởng thành, Anderson thành lập Ace Beverage, độc quyền phân phối bia Budweiser ở Los Angeles rồi dần lấn sân trong lĩnh vực bất động sản. 1,8 tỷ USD là con số đáng nể mà nhà tỷ phú này đang sở hữu.

Warren Edward Buffett
Warren Edward Buffett

Công việc đầu tiên của tỷ phú Buffett là bán báo dạo. Ông nhớ lại, khi đó mới chỉ 13 tuổi, để có thể kịp giao báo vào sáng sớm, hàng ngày, Buffett phải đi ngủ thật sớm, không chơi đùa nhiều.
Cha của ông dù bốn lần được chọn làm thượng nghị sỹ, nhưng luôn để con mình tự tích lũy kinh nghiệm sống và tìm kiếm sở thích của bản thân. Năm 1949 khi tốt nghiệp ĐH, tiền tiết kiệm của Buffett đã là 9.800 USD.

Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg.
Ông chủ Facebook khởi nghiệp từ chính trang mạng xã hội đình đám này. Với niềm đam mê lập trình từ nhỏ, ngày 4/2/2004, khi đang theo học ĐH Harvard, anh chàng này đã thành lập Facebook và vững vàng ở vị trí CEO.
Năm 25 tuổi, Mark đã tích lũy số tài sản 1 tỷ USD và con số này không ngừng "trội" thêm theo thời gian. Hiện anh chàng đang sở hữu 4 tỷ USD, trở thành một trong những tỷ phú trẻ và tài năng nhất thế giới.

Nguon: Dat Viet

6 cổ phiếu gắn bó lâu năm với Warren Buffett

Danh sách 6 cổ phiếu mà nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã duy trì nắm giữ suốt nhiều thập niên qua do trang 24/7 Wall St. giới thiệu...

 American Express

Buffett nắm cổ phiếu của công ty dịch vụ tài chính American Express (AmEx) từ thập niên 1960. Ông mua vào cổ phiếu AmEx sau khi giá cổ phiếu công ty này giảm một nửa vì những khoản nợ xấu. Buffett tin rằng, người dân sẽ dùng thẻ phổ biến trong giao dịch hàng ngày và AmEx sẽ trở thành một cổ phiếu blue-chip. Số cổ phiếu AmEx ông mua khi đó trị giá 1,28 tỷ USD nếu tính theo chi phí cơ bản (basic cost).

Đến năm 1999, tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett nắm khoảng 50,5 triệu cổ phiếu AmEx, trị giá khoảng 6,82 tỷ USD tính theo giá thị trường. Hiện nay, Berkshire sở hữu 151,6 triệu cổ phiếu này, ngang với mức nắm giữ vào năm 1999 nếu tính đến đợt chia nhỏ cổ phiếu vào năm 2000, trị giá khoảng 12,7 tỷ USD. Berkshire hiện là cổ đông lớn nhất của AmEx, với cổ phần khoảng 14%.

 Coca-Cola

Khi Buffett bắt đầu mua cổ phiếu Coca-Cola vào năm 1988, một số nhà phân tích cho rằng, sẽ đến lúc các công ty đồ uống khác chiếm mất thị phần của hãng này. Tuy nhiên, Coca-Cola vẫn lớn mạnh không ngừng và trở thành một “gã khồng lồ” bất khả chiến bại.

Đến năm 1995, Buffett nắm 100 triệu cổ phiếu Coca-Cola, trị giá khoảng 1,2 tỷ USD nếu tính theo chi phí cơ bản (basic cost).

Sau nhiều đợt chia nhỏ cổ phiếu, số cổ phiếu Coca-Cola do Buffett nắm giữ đã tăng lên mức 400 triệu cổ phiếu hiện nay, trị giá khoảng 15 tỷ USD tính theo giá thị trường. Với cổ phần khoảng hơn 9%, Berkshire là cổ đông lớn nhất của Coca-Cola.
 M&T Bank Corp.

Ngân hàng M&T có thể không phải là một cái tên quen thuộc với các gia đình ở Mỹ, nhưng Buffett đã nắm cổ phiếu này dài hạn. Tính đến tháng 2/2014, ông nắm 5,38 triệu cổ phiếu M&T, trị giá khoảng 600 triệu USD. Tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett là cổ đông lớn thứ 5 của M&T, sở hữu cổ phần 4,1%
 
 Proter & Gamble (P&G)

Cổ phiếu tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ P&G đã trở thành một phần trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway từ năm 1989. Khi đó, cổ phần mà Buffett nắm giữ trong hãng dao cạo Gillette trị giá khoảng 3,2 tỷ USD. Vào năm 1989, khi P&G mua lại Gillette, Buffett mua ngay thêm một lượng cổ phiếu lớn của P&G, nâng mức nắm giữ cổ phiếu của tập đoàn này lên 96 triệu.

Gần đây, Buffett đã bán một phần cổ phiếu P&G, giảm mức nắm giữ còn 52,8 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, Berkshire Hathaway vẫn là cổ đông lớn thứ tư của P&G, với cổ phần khoảng 1,95%, trị giá khoảng 4 tỷ USD.
 
Wells Fargo & Co.

Cổ phiếu nhà băng hàng đầu nước Mỹ Wells Fargo chính là cổ phiếu chiếm phần lớn nhất trong danh mục của Berkshire Hathaway, đồng thời là một trong những cổ phiếu được tập đoàn này yêu thích nhất.

Năm 1999, Berkshire nắm số cổ phiếu Wells Fargo trị giá 1,466 tỷ USD nếu tính theo giá thị trường, nhưng chỉ tương đương 423,7 triệu USD nếu tính theo chi phí cơ bản. Hiện nay, mức nắm giữ đã tăng lên 643 triệu cổ phiếu, trị giá 20,6 tỷ USD nếu tính theo thị giá ở thời điểm tháng 2/2014.

Graham Holdings Co.

Graham Holdings là tên cũ của công ty xuất bản tờ báo nổi tiếng Washington Post. Buffett đã nắm cổ phiếu của công ty này từ năm 1973.

Gần đây, Giám đốc điều hành (CEO) Jeff Bezos của Amazon.com mua lại mảng truyền thông của Washington Post, và phần còn lại của công ty trở lại với cái tên cũ là Graham Holdings. Tính đến cuối năm ngoái, Buffett vẫn nắm 1,72 triệu cổ phiếu của Graham.
 
Vneconomy

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới

Rất nhiều tỷ phú trong danh sách này đã đi lên từ hai bàn tay trắng, thậm chí có người đã trở thành huyền thoại sống trong lĩnh vực của họ. 


10. George Kaiser, 72 tuổi (10 tỷ USD)

Quốc tịch: Mỹ
Nguồn tài sản: Dầu mỏ, đầu tư, tập đoàn BOK Financial Corp
Vị trí theo xếp hạng của Forbes(năm 2013): 109

Geogre Kaiser tiếp quản vị trí lãnh đạo công ty của gia đình là Kaiser-Francis Oil Company vào năm 1960. Đến những năm 90, ông mua lại ngân hàng Bank of Oklahoma với giá 60 triệu USD mà hiện nay giá trị cổ phần nắm giữ đã leo lên mốc 2,5 tỷ USD.

Cùng với đó, ông cũng mở rộng đầu tư vào các mỏ dầu tại North Dakota, Wyoming và Canada, đồng thời lập ra Excelerate Energy chuyên về vận chuyển khí đốt. Các tài sản khác của ông còn có cả công ty máy in Memjet, nhà máy sản xuất cao su Yulex và cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán Bombay.
10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (2)
9. Roman Abramovich, 48 tuổi (10,2 tỷ USD)

Quốc tịch: Nga
Nguồn tài sản: Thép, đầu tư, dầu mỏ
Vị trí theo xếp hạng của Forbes (năm 2013): 107

Không nằm trong top các tỷ phú giàu có nhất, nhưng “người đàn ông Nga thầm lặng” này lại khiến cả thế giới ngưỡng mộ với một cuộc sống rất đỗi xa hoa. Bên cạnh đó, Abramovich cũng nổi tiếng trong làng thể thao khi sở hữu Chelsea – một trong những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu nước Anh và thế giới.

Chưa hết, tỷ phú này còn sở hữu du thuyền Eclipse trị giá 250 triệu USD, một chiếc Boeing 767, bộ sưu tập tranh khổng lồ và hàng chục biệt thự hạng sang ở London hay Los Angeles…
10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (3)
8. Lui Che Woo, 84 tuổi (10,7 tỷ USD)

Quốc tịch : Trung Quốc
Nguồn tài sản : Kinh doanh bài bạc, công ty Galaxy Entertainment
Vị trí theo xếp hạng của Forbes (năm 2013) : 98

Sinh ra trong gia đình làm nghề giặt là, ngay từ năm 13 tuổi, Lui Che Woo đã biết phụ giúp gia đình bằng cách bán đồ ăn dạo trên phố. Vào những năm 1950, thời điểm hoạt động xây dựng bùng nổ, Lui đã mua lại máy móc dư thừa của quân đội Mỹ ở Nhật Bản để đưa về Hong Kong bán kiếm lời và giàu lên từ đó.

Đó cũng là bước đi quan trọng đưa Lui tiến vào thị trường bất động sản và kinh doanh khách sạn. Ông cũng lấn sân sang mảng kinh doanh các sòng bạc và thu về thắng lợi rực rỡ, khi các casino tại Macau đạt doanh thu kỷ lục, đưa giá cổ phiếu của Galaxy Entertainment lên cao nhất từ trước tới nay.

Thậm chí, có thời điểm ông bỏ túi cả tỷ USD chỉ trong vòng 1 ngày nhờ biến động trên thị trường chứng khoán.
10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (4)
7. Stefan Quandt, 48 tuổi (11,9 tỷ USD)

Quốc tịch : Đức
Nguồn tài sản : Thừa kế, BMW
Vị trí theo xếp hạng của Forbes(năm 2013): 81

Thừa hưởng 17,4 % cổ phần trong hãng xe hơi nổi tiếng của Đức BMW từ người cha quá cố Herbert Quandt, hiện Stefan Quandt giữ một ghế trong ban lãnh đạo của BMW cùng với người chị Susanne Klatten.
Ngoài ra ông còn là chủ của công ty dược phẩm Delton AG - có doanh thu hàng năm đạt trên 2 tỷ USD và có cổ phần trong công ty làm thẻ thông minh Data Card. Năm ngoái, ông đã mua lại 94% cổ phần của công ty sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời SOLARWATT, song song với việc đầu tư vào Black Rock và tập đoàn Fosun của Trung Quốc để mua lại ngân hàng BHF – một chi nhánh của ngân hàng Deutsche Bank, với giá khoảng 500 triệu USD.
10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (5)
6. Lee Kun-Hee, 72 tuổi (12,6 tỷ USD)

Quốc tịch: Hàn Quốc
Nguồn tài sản: Samsung
Vị trí theo xếp hạng của Forbes: 69

Thừa hưởng tập đoàn Samsung từ người cha Lee Byung Chull năm 1987, Lee Kun-Hee đã đưa tập đoàn này thành một trong những thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu về các thiết bị điện tử và công nghệ cao cấp.
Dù trải qua các vụ kiện tụng tranh chấp quyền thừa kế với anh chị của mình, hay những cáo buộc dồn dập từ phía Apple về vấn đề bản quyền sáng chế, ông vẫn lèo lái Samsung vượt qua muôn vàn khó khăn và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đạt doanh thu tới 188 tỷ USD năm 2012, đồng thời giúp ông nắm vững vị trí người giàu nhất xứ sở kim chi.
10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (6)
5. Rinat Akhmetov, 48 tuổi (15,4 tỷ USD)

Quốc tịch: Ukraine
Nguồn tài sản: Khai thác than, sản xuất thép
Vị trí theo xếp hạng của Forbes: 47

Là con trai của một người thợ mỏ, Rinat Akhmetov từng bước vươn lên và trở thành người giàu nhất Ukraine. Công ty năng lượng DTEK của ông hiện đang phát triển rất tốt, bất chấp những lùm xùm liên quan đến việc bãi công của công nhân.

Tuy nhiên, công ty về sản xuất thép của Akhmetov lại đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài kinh doanh, tỷ phú này cũng là một chính trị gia có tiếng và rất yêu thích thể thao, đặc biệt là bóng đá.
10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (7)
4. Georgina Rinehart, 60 tuổi (17 tỷ USD)

Quốc tịch: Úc
Nguồn tài sản: Thừa kế, phát triển khai thác khoáng sản
Vị trí theo xếp hạng của Forbes: 36

Nắm trong tay 17 tỷ USD, nữ tỷ phú Rinehart giữ vững vị trí giàu nhất xứ sở chuột túi và đứng thứ 5 trong danh sách những phụ nữ giàu nhất thế giới. Cùng với công ty khai thác mỏ bà được thừa kế từ cha, Rinehart còn sở hữu lượng lớn cổ phần trong 2 công ty truyền thông Channel 10 và Fairfax Media.

Tháng 11 vừa qua, bà đã xuất bản cuốn sách của riêng mình và ngay lập tức gây nên những tranh cãi trên toàn cầu. Đó là bởi trong cuốn sách, bà kêu gọi công nhân Úc nên đồng ý với mức lương bèo bọt 2 USD một ngày giống như các công nhân châu Phi đang nhận.

Tuy giàu có nhưng đời tư của Rinehart không thật hạnh phúc, khi bị chính những người con của mình kiện cáo đòi quyền thừa kế.

10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (8)
3. Geogre Soros, 84 tuổi (19,2 tỷ USD)

Quốc tịch: Mỹ
Nguồn tài sản: Đầu tư
Vị trí theo xếp hạng Forbes: 30

Tỷ phú người Mỹ gốc Do Thái này nổi tiếng bởi sự kiện “ Ngày thứ tư đen tối” (16/9/1992), khi ông khuấy động làn sóng đầu cơ nhắm vào đồng bảng Anh. Cụ thể, Soros thu mua lượng lớn ngoại tệ như USD và Mark, khiến đồng bảng trượt giá thảm hại.

Sau đó, ông bỏ số ngoại tệ kia ra và mua lại bảng Anh với giá thấp hơn nhiều, giúp thu về 1 tỷ USD chỉ sau một đêm. Phi vụ này biến Soros trở thành huyền thoại sống trong giới đầu cơ và mọi bước đi của ông kể từ đó được giới đầu tư theo dõi cực kỳ sát sao.

Năm vừa qua, tỷ phú này đã thu nhỏ lượng tiền Yen của mình và tập trung vào cổ phần các tập đoàn lớn như Apple hay Herbalife.

10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (9)
2. Michael Bloomberg, 72 tuổi (31 tỷ USD)

Quốc tịch:Mỹ
Nguồn tài sản: Tài chính, Bloomberg LP
Vị trí theo xếp hạng của Forbes: 13

Tỷ phú Michael Bloomberg sẽ rời bỏ vị trí thị trưởng của New York vào tháng này, sau 12 năm nắm quyền. Từ một nhân viên bị đuổi việc khỏi Salomon Brothers, ông đã lập ra Bloomberg LP và trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

Ngoài kinh doanh, ông cũng thể hiện tài năng đáng nể trong lĩnh vực chính trị, và là người rất năng nổ với các hoạt động từ thiện. Mới đây, ông đã cam kết quyên góp 100 triệu USD cho quĩ Gates Foudation của ông chủ Microsoft, nhằm chung tay đẩy lùi bệnh bại liệt trên toàn cầu.

10 tỷ phú tuổi ngựa giàu nhất thế giới (10)
1. Warren Buffett, 84 tuổi (58,5 tỷ USD)

Quốc tịch: Mỹ
Nguồn tài sản: Berkshire Hathaway, đầu tư
Vị trí theo bảng xếp hạng của Forbes: 4

Đứng đầu danh sách này là nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ Warren Buffett. Gánh nặng tuổi tác cũng như căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt có vẻ như không thể gây trở ngại cho tỷ phú nổi tiếng này.  Một năm sau khi hoàn thành việc xạ trị, người đàn ông giàu thứ tư thế giới tiếp tục thực hiện những thương vụ “khủng”.
Trong đó nổi tiếng nhất là khi Tập đoàn Berkshire Hathaway của ông hợp tác với công ty 3G Capital để mua lại thương hiệu sản xuất sốt cà chua HJ Heinz với giá 23,2 tỷ USD. Cùng với đó, công ty con của Berkshire cũng tiến hành mua công ty năng lượng NV Nevada trị giá 5,6 tỷ USD. Tháng bảy vừa qua, ông đã đưa tiếp 2 tỷ USD vào quĩ Gates Foundation, nâng tổng số tiền ông dùng làm từ thiện từ trước đến nay lên gần 20 tỷ USD.

Zing

10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới

10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng được tạp chí Fortune công bố ngày 6/02/2014...


 1.  Mary Barra

Chức vụ: CEO
Công ty: General Motors (GM)
Tuổi: 52
Quốc gia: Mỹ

Bà Mary Barra là doanh nhân nữ đầu tiên điều hành một hãng xe toàn cầu, quản lý hơn 212.000 nhân viên tại 396 cơ sở trải khắp 6 châu lục.

Hiện nữ CEO này đang đối mặt nhiều thách thức, bao gồm thị phần của hãng tại thị trường Mỹ giảm xuống mức thấp chưa từng có, trong khi tỷ suất lợi nhuận của hãng tại “sân nhà” thua đối thủ Ford. Tuy nhiên, trên phạm vi toàn cầu nói chung, lợi nhuận của GM đang phục hồi khả quan.
 2.  Ginni Rometty

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, CEO
Công ty: IBM
Tuổi: 56
Quốc gia: Mỹ


Mới đây, bà Ginni Rometty đã quyết định không nhận thưởng vì kết quả kinh doanh của IBM không đạt dự báo. Tuy nhiên, hãng này vẫn là một “đại gia” trên sân chơi công nghệ toàn cầu với sự hiện diện ở 170 quốc gia.

Bà Rometty đang nhận thấy nhiều cơ hội dành cho IBM ở thị trường châu Phi và đã tới thăm nhiều quốc gia ở đó trong năm qua. Với mức giá trị vốn hóa khoảng 200 tỷ USD, IBM là công ty lớn nhất thế giới về mức vốn hóa nằm dưới sự điều hành của một CEO nữ.
 3.  Indra Nooyi

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, CEO
Công ty: PepsiCo
Tuổi: 58
Quốc gia: Mỹ

Trong vòng 7 năm điều hành hãng nước giải khát Pepsi, bà Nooyi đã tăng gấp đôi doanh thu của hãng này tại thị trường ngoài Mỹ. Thị trường nước ngoài hiện đóng góp khoảng một nửa trong doanh thu 65,5 tỷ USD của Pepsi.
 4.  Maria das Graças Silva Foster

Chức vụ: CEO
Công ty: Petrobras
Tuổi: 60
Quốc gia: Brazil

Với doanh thu 144 tỷ USD, Petrobras đứng thứ 25 trong xếp hạng 500 công ty lớn nhất thế giới về doanh thu (Fortune 500). Hiện CEO Foster của hãng dầu lửa này đang đối mặt nhiều thách thức.

Bà phải ra các quyết định bán tài sản để cân đối lại tình hình tài chính của công ty. Petrobas cũng đang có kế hoạch chi 237 tỷ USD cho các dự án thăm dò và khai thác năng lượng.
5.  Ellen Kullman

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, CEO
Công ty: DuPont
Tuổi: 58
Quốc gia: Mỹ

Dưới sự lãnh đạo của CEO Ellen Kullman, tập đoàn DuPont ngày càng tiến sâu hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và dinh dưỡng. Khoảng 1/3 trong tổng doanh thu 15,5 tỷ USD của DuPont trong 6 tháng qua đến từ các thị trường đang phát triển.
 6.  Irene Rosenfeld

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, CEO
Công ty: Mondelez International
Tuổi: 60
Quốc gia: Mỹ


Sau khi quyết định chia hãng thực phẩm Kraft ra làm đôi, CEO Irene Rosenfeld tiếp quản bộ phận Mondelez. Đây là công ty tập trung vào thị trường ngoài Mỹ, với 83% doanh thu đến từ thị trường nước ngoài. Năm ngoái, công ty tuyên bố đầu tư 190 triệu USD để xây dựng nhà máy chocolate lớn nhất Ấn Độ.
 7.  Marillyn Hewson

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị , President, CEO
Công ty: Lockheed Martin
Tuổi: 60
Quốc gia: Mỹ


CEO Hewson đang có những nỗ lực lớn để tăng cường doanh thu của hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin ở thị trường ngoài Mỹ. Thị trường nước ngoài hiện đóng góp 17% tổng doanh thu của Lockheed Martin trong khi Chính phủ Mỹ vẫn là khách hàng lớn nhất của hãng.
8.  Meg Whitman

Chức vụ: President, CEO
Công ty: Hewlett-Packard (HP)
Tuổi: 57
Quốc gia: Mỹ


CEO Whitman của HP đang đối mặt nhiều thử thách lớn, trong đó phải kể tới việc đối thủ Trung Quốc Lenovo tấn công vào lĩnh vực máy chủ. Ngoài ra, Lenovo cũng đã chiếm mất vị trí hãng sản xuất máy tính cá nhân (PC) lớn nhất thế giới của HP. Thế giới đang chờ xem liệu bà Whitman có thể đem lại nguồn sinh lực mới đã được chờ đợi từ lâu cho HP hay không.
 9.  Patricia Woertz

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, CEO
Công ty: Archer Daniels Midland
Tuổi: 60
Quốc gia: Mỹ

CEO Woertz đã nỗ lực đưa công ty thực phẩm Archer Daniels Midland mà bà lãnh đạo tìm cách thâu tóm công ty ngũ cốc lớn nhất của Australia với giá 3 tỷ USD nhưng không thành công. Công ty với doanh thu 89 tỷ USD mỗi năm này đang mạnh dạn tiến vào một lĩnh vực mới là vận tải toàn cầu.
 10.  Gail Kelly

Chức vụ: CEO
Công ty: Westpac
Tuổi: 57
Quốc gia: Australia

Bà Kelly là một “công dân toàn cầu” thực sự. Bà sinh ra ở Nam Phi trong một gia đình người Anh, được dạy tiếng Latin ở Zimbabwe, rồi trở thành một người làm trong ngành ngân hàng và chuyển tới Australia. Ngân hàng Westpac mà bà đang giữ cương vị CEO có doanh thu hàng năm 43,6 tỷ USD và là nhà băng lớn nhất xứ chuột túi xét về giá trị vốn hóa.

Trong 6 năm bà Kelly lãnh đạo Westpac, cổ phiếu ngân hàng này đem về cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận khoảng 70%, vào hàng cao nhất trên thị trường chứng khoán Australia.
 Vneconomy

Những người nổi tiếng thế giới chuộng đọc báo nào?

Trang Business Insider vừa đưa ra một tập hợp những tờ báo được các nhân vật nổi tiếng thế giới ưa thích đọc đầu giờ sáng..

Warren Buffett

Nhà đầu tư tỷ phú này từng nói với kênh truyền hình CNBC rằng, vào các buổi sáng hàng ngày, ông thường đọc các tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, New York Times, USA Today, Omaha World-Herald và American Banker. Đó quả là một danh sách dài những ấn phẩm - Ảnh: SAI.

Jeffrey Immelt

Jeffrey Immelt
CEO của tập đoàn General Electric cho biết, ông thích đọc tờ Wall Street Journal. Sau đó ông lướt qua tờ Financial Times, kiểm tra các chuyên mục như FTIndex. Tiếp nữa ông đọc trang kinh doanh trên tờ New York Times và bỏ qua những nội dung khác. Ông chuyển qua tờ USA Today, với mục thể thao đầu tiên, rồi tới chuyên mục kinh doanh và đời sống. Tiếp đó, ông chuyển qua trang 6 và một số tin tức kinh doanh trên tờ New York Post - Ảnh: SAI.

Howard Schultz

Howard Schultz
Năm 2006, CEO của chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks từng nói với trang CNNMoney rằng, ông thường ngủ dậy vào khoảng từ 5 giờ cho tới 5 giờ 30 sáng hàng ngày, nhâm nhi cà phê và đọc ba tờ báo ưa thích, gồm Seattle Times, Wall Street Journal và New York Times - Ảnh: SAI.

Bill Gates

Bill Gates
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Fox Business, người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft từng nói rằng, ông thường đọc các tập san tin tức hàng ngày, về nhiều chủ đề khác nhau. 
Ông cũng đọc từ đầu tới cuối những tờ như Wall Street Journal, New York Times và The Economist - Ảnh: SAI.

Gavin Newsom

Gavin Newsom
Phó thống đốc bang California (Mỹ) từng nói với trang The Wire rằng, ông bắt đầu ngày mới với các chương trình truyền hình vào lúc 7 giờ sáng, sau đó chuyển qua iPad để đọc Playbook, Sacramento Bee, San Francisco Chronicle và Los Angeles Times. Cuối cùng ông bật ứng dụng tin tức Flipboard, để xem tin tức từ các trang như Mashable và AllThingsD - Ảnh: SAI.

David Cush

David Cush
CEO của hãng Virgin America từng nói với hãng tin AP rằng, ông ngủ dậy vào lúc 4 giờ 15 sáng ở Bờ Tây, để gửi email và gọi điện cho mọi người ở Bờ Đông. Sau đó ông tập thể thao, nghe đài thể thao Dallas và đọc những tờ báo yêu thích, bao gồm New York Times, Wall Street Journal, USA Today, San Francisco Chronicle và Financial Times - Ảnh: SAI.

Charlie Munger

Charlie Munger
Khi Fox Business đặc câu hỏi với Phó chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway, "cánh tay phải" của tỷ phú Warren Buffett, rằng ông thích đọc gì vào buổi sáng, thì Munger chỉ trả lời một cách đơn giản. "Tờ The Economist", ông cho hay - Ảnh: SAI.

Steve Reinemund

Steve Reinemund
Cựu CEO của PepsiCo thường ngủ dậy lúc 5 giờ 30 sáng và xuống nhà dưới với một chồng báo chí trên tay, mạng Starwinar.com từng đưa tin. Reinemund thường đọc các tờ New York Times, Wall Street Journal và Financial Times, cũng như tờ Dallas Morning News - Ảnh: SAI.

Barack Obama

Barack Obama
Tổng thống Mỹ bắt đầu một ngày mới với các tờ báo New York Times, Wall Street Journal và Washington Post. Ông là một độc giả trung thành của các bài bình luận trên tờ New York Times. Ông cũng thích đọc bài của nhà bình luận Andrew Sullivan, hay những tờ New Yorker, The Atlantic - Ảnh: SAI.

Dave Girouard

Dave Girouard
Girouard, CEO của Upstart, cựu Chủ tịch của Google Enterprise, từng nói với trang Business Insider rằng, ông là một người hâm mộ lớn những bài phát biểu của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill. Hiện ông đang đọc cuốn "Never Give In! The Best of Winston Churchill's Speeches". 

Về tin tức, ông thường lướt mắt qua các tờ New York Times và Wall Street Journal - Ảnh: SAI.
Vneconomy

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

7 bí quyết của triệu phú tự thân

Bạn sẽ giàu có nếu biết gạt bỏ những suy nghĩ nghèo khổ, nghiên cứu kỹ và học theo thói quen của triệu phú, đồng thời chuyển hướng chi tiền từ tiêu dùng sang đầu tư.

Grant Cardone là một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy trong danh sách của New York Times, như "Bán hàng để tồn tại" và "Bán hay bị bán". Cardone đã thành lập ba công ty: Cardone Enterprises, Cardone Real Estate và Cardone Group. Dưới đây là 7 bí quyết làm giàu được ông chia sẻ trên Entrepreneur.

1. Quyết tâm trở thành triệu phú
 Muốn trở thành triệu phú, việc đầu tiên là phải quyết tâm. Ảnh: You2millionaire
Tôi đã đi lên từ hai bàn tay trắng, chỉ có ý tưởng và sự nỗ lực, và tạo ra được khối tài sản mà cả đời này cũng không thể sụp đổ. Việc đầu tiên bạn phải làm là hạ quyết tâm và đặt ra mục tiêu. Trong nhiều năm trước đây, ngày nào tôi cũng viết ra khẩu hiệu: "Mình đáng giá hơn 100 triệu USD".

2. Gạt bỏ những suy nghĩ nghèo khó

Trên Trái Đất chẳng hề thiếu tiền, mà chỉ thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. Để trở thành triệu phú, bạn phải chấm dứt ngay những suy nghĩ nghèo khổ đi. Tôi biết vì tôi đã từng làm như vậy. Mẹ tôi là bà mẹ đơn thân. Bà phải làm mọi việc để nuôi ba cậu con trai. Nhưng thỉnh thoảng, những lời dạy của mẹ lại chỉ khiến tôi cảm thấy rất sợ hãi và thiếu thốn: "Ăn hết thức ăn đi, ngoài kia đầy người đang thiếu đói đấy", "Đừng lãng phí cái gì cả" hay "Tiền không mọc trên cây đâu". Của cải thực sự sẽ không bao giờ được tạo thành từ những suy nghĩ như vậy.

3. Coi làm giàu là một nhiệm vụ

Các triệu phú tự thân không chỉ làm vì tiền bạc, mà còn vì mong muốn được thị trường công nhận những đóng góp của họ. Tôi luôn thích giàu có, nhưng còn mong được thể hiện hết khả năng hơn nhiều. Các triệu phú không hạ thấp mục tiêu khi gặp khó. Thay vào đó, họ nâng kỳ vọng với bản thân, do nhận thấy mình có thể tạo ra sự khác biệt cho gia đình, công ty và xã hội.

4. Đưa mình vào môi trường của triệu phú

Từ năm 10 tuổi, tôi đã đọc sách về những người giàu, về thói quen và cách kiếm tiền của họ. Bạn không thể học cách làm giàu từ những người chẳng có mấy tài sản. Ai nói "Tiền bạc không làm cho con người hạnh phúc"? hay "Những người giàu đều tham lam"? Đó là người không giàu. Người giàu có sẽ không nói như vậy. Bạn cần phải biết họ đã làm thế nào để tạo ra tài sản, đọc sách gì, đầu tư vào gì để noi gương họ.

5. Làm việc như một triệu phú

Quan niệm của người giàu về thời gian rất khác. Họ mua thời gian, còn người nghèo lại bán. Người giàu biết thời gian đáng giá hơn tiền. Vì thế, họ thuê nhân viên làm những việc họ không giỏi, hoặc không năng suất bằng. Nhưng đừng cho rằng người giàu không chăm chỉ. Những người thành công về tài chính luôn đeo đuổi mục tiêu và làm việc đến khi họ cảm thấy mình chiến thắng thì thôi.

6. Chuyển trọng tâm từ chi tiêu sang đầu tư

Người giàu không tiêu tiền, họ chỉ đầu tư. Bạn mua nhà để ở. Người giàu thì ngược lại, họ đầu tư vào một căn hộ có thể sản sinh dòng tiền hàng năm, như cho thuê chẳng hạn, và một thời gian sau thì bán. Bạn mua xe để hưởng thụ sự thoải mái và hiện đại. Còn người giàu mua ôtô để phục vụ cho công ty và khấu hao khi chúng tạo ra doanh thu.

7. Tạo ra nhiều nguồn thu nhập

Những người giàu có thực sự không bao giờ chỉ dựa trên một nguồn thu nhập. Đầu tiên, tôi lập công ty tư vấn kinh doanh. Khi đang thu lời hàng chục triệu USD mỗi năm, tôi lại đổ tiền vào bất động sản. Khi cả hai việc đang tốt đẹp, tôi lại lập hãng phát triển phần mềm.

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên nếu biết người giàu cũng muốn bạn giàu như họ. Lý do rất đơn giản. Đầu tiên, bạn có thể mua sản phẩm và dịch vụ của họ. Thứ hai, họ cũng muốn giao lưu với những người giàu khác nữa. Họ biết rằng mình không đặc biệt và tài sản luôn sẵn sàng tới với những người có mục tiêu và kiên trì.