Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

10 nguyên tắc thành công của người giàu nhất thế giới thế kỷ 20

Andrew Carnegie là doanh nhân huyền thoại người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là “Vua thép”. Ông đến Mỹ năm 1848 chỉ với vài đô la hiếm hoi trong túi. Đến năm 1901, ông là người giàu nhất trên thế giới. 
Ông "Vua thép" huyền thoại Andrew Carnegie.


Andrew Carnegie là doanh nhân huyền thoại người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là “Vua thép”. Ông đến Mỹ năm 1848 chỉ với vài đô la hiếm hoi trong túi. Đến năm 1901, ông là người giàu nhất trên thế giới.

Với sức mạnh và tầm ảnh hưởng lớn, Andrew Carnegie được một nhà báo trẻ tuổi có tên Napoleon Hill tìm mọi cách tiếp cận. Naploleon Hill là người có niềm đam mê vô cùng lớn với việc kể lại câu chuyện của những con người thành công.

Carnegie nhìn thấy điều đặc biệt dẫn dắt Hill và năm 1908 ông quyết định rằng Hill sẽ là người ghi lại tất cả những chiến thuật đã khiến ông trở thành một doanh nhân và từ thiện huyền thoại.

Cùng với nhau, họ đã đi tiên phong trong thể loại sách tự lực, và quyển “Think anh Grow Rich” xuất bản năm 1937 của Hill trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Khi Hill bắt đầu con đường viết về sự thành công, Carnegie đã dành cho Hill 10 quy tắc thành công của mình với, thứ mang đến nền tảng lớn đối với công việc của Hill. Sau đây là tóm tắt những quy tắc trên được đề cập đến trong bộ sách tái bản lần thứ 4 có tên “The Science of Success”của Napoleon Hill:

1. Xác định mục đích của bạn

Hãy tạo ra một kế hoạch hành động và bắt đầu làm việc hướng tới nó ngay lập tức.

2. Tạo một “liên minh siêu não”.

Hãy liên lạc và làm việc với những người “có những thứ mà bạn không có”, Hill cho biết.

3. Tiến xa hơn nữa

“Làm nhiều hơn điều bạn phải làm là thứ duy nhất chứng minh cho việc tăng lương hay thưởng, và khiến mọi người biết ơn bạn”, Hill viết trong cuốn sách.

4. Thực hành “chiến thuật lòng tin”

Tin tưởng vào chính mình và cộng sự của bạn một cách trọn vẹn từ đó khiến bạn hành động với đủ sự tự tin.

5. Nắm thế chủ động cá nhân

Hãy làm những gì bạn cần làm mà không phải là được nhắc nhở.

6. Nuôi dưỡng trí tưởng tượng 

Hãy dám suy nghĩ xa hơn những gì đã được thực hiện sẵn.

7. Nỗ lực nhiệt tình

Một thái độ tích cực sẽ đưa bạn đến gần hơn với thành công cũng như dành được sự kính trọng của những người khác.

8. Suy nghĩ chuẩn xác

Theo ngôn ngữ của Hill, việc suy nghĩ chuẩn xác là khả năng tách biệt được các sự thật từ tiểu thuyết và sử dụng những điểm thích hợp vào mối quan tâm hay những vấn đề của riêng bạn.

9. Tập trung vào sự nỗ lực 

Đừng để bị phân tâm khỏi nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn đang phải đối mặt.

10. Kiếm lợi nhuận từ nghịch cảnh

Hãy nhớ rằng “Luôn có một lợi ích tương ứng đối với mỗi trở ngại”, Hill nhấn mạnh.
 Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

Kinh nghiệm lập công ty triệu USD từ tay trắng

Quyết định vét sạch tài khoản để mua laptop và vé máy bay đến Trung Quốc làm việc, chỉ sau vài năm, Fredrik van Huynh đã có trong tay một công ty tư vấn thực tập danh tiếng.
 
Fredrik van Huynh là nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc Absolute Internship – dịch vụ giới thiệu thực tập sinh hàng đầu thế giới cho các công ty tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Hong Kong (Trung Quốc), London (Anh) và Singapore. Thường xuyên được New York Times, Businessweek và BBC News phỏng vấn với vai trò chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, van Huynh là một trong các nhà khởi nghiệp dưới 30 xuất sắc nhất Thụy Điển.

Trên Entrepreneur, anh đã chia sẻ kinh nghiệm gây dựng một công ty nhiều triệu USD từ con số không.
[Caption]
Fredrik van Huynh. Ảnh: Absolute Internship
Đầu năm 2008, tôi tham gia kỳ học trao đổi sinh viên tại Osaka (Nhật Bản). Khi ấy, tôi biết 3 trong số những người bạn Mỹ cùng lớp đang tìm nơi thực tập hè. Vì kỳ trước đó, tôi học ở Thượng Hải và làm quen được kha khá bạn bè đang thực tập cho Heineken và sự kiện Olympic Bắc Kinh, tôi đã liên hệ với những người này và giúp bạn mình tìm chỗ làm tại các công ty ở Trung Quốc.

Vài tháng sau, tôi tốt nghiệp Trường Kinh doanh quốc tế Jonkoping ở Thụy Điển. Khi ấy, tôi 23 tuổi và quyết định chuyển tới Thái Lan. Cuộc sống ở đây thật tuyệt vời. Nhưng đến một ngày, tôi nhìn tài khoản ngân hàng của mình và phát hiện chỉ còn 1.998 USD. Nhớ lại thời gian ở Nhật Bản, tôi nghĩ rằng bạn có thể đăng ký thực tập thật dễ dàng khi cả vấn đề nhà ở, visa, bạn bè đều đã được hỗ trợ.

Bố mẹ tôi từng nói muốn thành công thật sự, con phải đốt hết những cây cầu của mình đi. Thế là tôi dùng số tiền còn lại mua laptop và vé một chiều đến Trung Quốc. Tôi đã đốt tất cả cây cầu và quyết định không bao giờ quay đầu lại.

5 năm sau, tôi đã có một công ty nhiều triệu USD trong tay. Chính những chuyến đi đã dạy tôi nhiều bài học quý giá về khởi nghiệp.

1. Học ngoại ngữ

Tôi có thể nói 7 thứ tiếng: Thụy Điển, Campuchia, Trung Quốc phổ thông, Quảng Đông, Anh, Pháp và Thái Lan. Đây là lợi thế cực lớn so với các đối thủ. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu thị trường và văn hóa nước ngoài. Tôi có thể nói chuyện với những người bán hàng và cả đối tác kinh doanh mà không gặp phải vấn đề gì. Mọi người sẽ đánh giá cao và tôn trọng bạn khi bạn nói ngôn ngữ của họ. Nhờ kỹ năng này, tôi đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều doanh nhân quan trọng mà những người khác không làm được. Vì thế, hãy học ngoại ngữ ngay hôm nay. Đây là việc làm rất đáng đồng tiền bát gạo đấy!

2. Tôn trọng tất cả mọi người.

Không phải ai trong giới cũng đều kinh doanh theo cách giống bạn. Vì thế, hãy cởi mở với họ. Rất nhiều người chỉ cung kính với những ai quan trọng và tỏ ra kém nhiệt tình với những người khác. Hãy nhớ, mỗi một người bạn biết đều sẽ quen với một người khác. Vì thế, hãy đối xử với một người bồi bàn như một CEO. Tôi cho rằng cả hai đều là những mối quan hệ tiềm năng.

3. Hành động thật nhanh

Một công ty khởi nghiệp sẽ phải hành động thật nhanh nếu không muốn bị những gã khổng lồ dẫm bẹp. Nếu bạn có ý tưởng, phải làm ngay. Đừng chần chừ. Mỗi ngày đều sẽ có những người thức dậy với mục tiêu duy nhất là đạp đổ công ty bạn. Vì vậy, hãy coi trì hoãn chính là kẻ thù.

4. Yêu những điều mình đang làm

Tôi đã gặp rất nhiều người, từ nhân viên ngân hàng đến chuyên viên marketing chẳng thích thú gì công việc của mình. Bạn sẽ không bao giờ trở nên thực sự vĩ đại nếu không yêu điều mình đang làm. Mỗi ngày, hãy mỉm cười khi thức dậy và tận hưởng từng giây. Đừng sống lãng phí. Nếu không thích, hãy chuyển sang việc khác.

5. Luôn trong trạng thái sẵn sàng

Bạn có thể vuột mất cả tá cơ hội khi đang ngồi ăn tối cùng bạn bè hay đi bar. Một lần, tôi được mời phỏng vấn tại Fox TV. Nhưng phải 12 tiếng sau tôi mới trả lời được, và dĩ nhiên, việc ghi hình bị hủy. Sau này, tôi bật điện thoại 24/7. Đồng nghiệp của tôi biết họ có thể liên lạc với tôi dù là 5h sáng hoặc 11 giờ đêm. Vì thế, hãy luôn để mắt đến các phương tiện liên lạc, bật điện thoại hay đặt báo email mới. Đây là cách duy nhất bạn có thể giành lợi thế trong việc điều hành công ty khi phải di chuyển khắp nơi.

Vnexpress

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Người khai sinh ra dầu gội X-Men: 'Muốn làm chủ tốt, hãy đi làm thuê 10 năm đã'

Khi lập công ty, có ba lĩnh vực phải trải qua. Đó là thương mại, sản xuất và quản lý. Tôi đã bỏ ra 10 năm làm việc cho các công ty đa quốc gia để tích lũy những điều ấy

Nội dung nổi bật:

- TS. Phan Quốc Công là người khai sinh ra thương hiệu ICP và nhãn hiệu X-Men hiện vẫn được Marico (công ty mua lại ICP) tín nhiệm và điều hành công ty cho tới thời điểm này.

- Mục tiêu của nghiệp doanh nhân: xây dựng 1 mô hình công ty nhỏ và vừa có thể hoạt động chuyên nghiệp và áp dụng được cho số đông doanh nghiệp (DN) Việt Nam. "Minh bạch, không giấu doanh số, không né cái này, cái kia." 

- Về việc bán lại DN:  Một thương hiệu khi sinh ra quan trọng nhất là tạo tiếp cho nó con đường đi để nó phát triển. Mười năm qua, ICP đã đi đúng lộ trình như vậy. Nếu cứ coi DN mình sáng lập ra là đứa con tinh thần và giữ con bên mình hoài thì nó sẽ mãi là một đứa bé.

- Có nên trở thành chủ DN: "Quy luật 10.000 giờ". Nếu muốn xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó thì bạn phải trải qua 10.000 giờ (10 năm) rèn luyện.

Khi lập công ty, có ba lĩnh vực phải trải qua. Đó là thương mại, sản xuất và quản lý. Tôi đã bỏ ra 10 năm làm việc cho các công ty đa quốc gia để tích lũy những điều ấy

TS. Phan Quốc Công là người khai sinh ra thương hiệu ICP và nhãn hiệu X-Men một thời là điển hình của sự thành công được nói đến trên nhiều diễn đàn về marketing, thương hiệu. Năm 2010, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, ông Công bất ngờ bán đến 85% cổ phần trong Công ty cho Marico, một đối tác đến từ Ấn Độ. Và sau thương vụ này, dường như ông "im hơi lặng tiếng" trước báo giới, trong khi dư luận tỏ ra tiếc nuối cho một thương hiệu Việt Nam còn dang dở...

* Nghe nói ông vừa nhận thêm nhiệm vụ mới tại Marico?

- Đúng vậy. Bắt đầu từ tháng 3/2014, tôi được Marico giao thêm nhiệm vụ phụ trách kinh doanh cho Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á.

Sau 3 năm điều hành ICP khi có sự tham gia của Marico, doanh thu của Công ty tăng trưởng đều với tốc độ bình quân 30%/năm. Trong điều kiện kinh tế khó khăn mà đạt được kết quả như vậy không phải dễ và điều này đã tạo nên sự tin tưởng của Marico đối với đội ngũ nhân sự của ICP.

* Nhưng đa phần doanh nhân sau khi bán cổ phần thì rời khỏi công ty và chọn hướng đi khác, ông lại không làm thế?

- Theo thỏa thuận giữa hai bên thì tôi sẽ điều hành ICP trong thời hạn 3 năm (từ 2011 - 2013). Sau 3 năm làm việc cùng Marico, tôi thấy Công ty phát triển tốt và bản thân mình cũng có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc với đối tác nên khi họ yêu cầu tiếp tục điều hành, tôi đã nhận lời. Hơn nữa, việc này không chỉ mở ra cơ hội cho bản thân tôi mà cho cả đội ngũ của ICP.

Từ đây, nhân viên marketing bắt đầu được đưa qua các nước để làm việc, cọ xát thực tế. Việc mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á cũng tạo điều kiện mở rộng sản xuất tại Việt Nam và như vậy sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động trong nước. Một việc mang nhiều ý nghĩa tích cực như vậy thì lý do gì mình từ chối?

* Dường như đó chỉ là "bề nổi", là công việc hiện tại, sâu xa hơn, việc ở lại của ông còn có một ý nghĩa khác?

- Mỗi người có một mục đích khác nhau. Nói có vẻ hơi lý tưởng nhưng với tôi, kinh doanh bên cạnh kiếm tiền còn để thực hiện một ước mơ rất cụ thể. Đó là làm sao xây dựng được mô hình công ty nhỏ và vừa có thể hoạt động chuyên nghiệp và áp dụng được cho số đông doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Với mong muốn đó nên ngay từ ngày đầu thành lập, tôi xây dựng ICP thành một mô hình quản lý tập thể, dựa vào sức mạnh tập thể chứ không dựa vào một cá nhân nào. Quy tụ những anh em vốn dĩ đã làm việc ở những môi trường khác nhau, có tính cách khác nhau và làm sao để họ "cùng ngồi lại" với nhau là điều quan trọng.

Muốn vậy, phải xây dựng được chế độ làm việc, sự tưởng thưởng phù hợp với công lao mọi người đóng góp và quan trọng nhất là phải có sự minh bạch, tuân thủ những nguyên tắc đạo đức kinh doanh và luật pháp.

Khi tôi xây dựng mô hình này, nhiều người tỏ ra hoài nghi vì làm kinh doanh mà không giấu doanh số, không né cái này, cái kia là điều không bình thường. Thực ra, chúng tôi cũng phải trả giá cho điều này nhưng nếu mình làm tốt, làm một cách minh bạch, đàng hoàng thì phải làm đúng ngay từ đầu để tạo nếp cho công ty.

Tôi không phải là người mạnh mẽ, tài năng, mà chỉ có thế mạnh là có thể gắn kết mọi người cùng làm việc với nhau, và tôi nghĩ các DN Việt Nam cần mô hình đó.

Mười năm qua, chúng tôi đã tạo ra mô hình phù hợp với DN nhỏ và vừa của Việt Nam, tạo môi trường để các bạn trẻ được đào tạo từ những công ty khác nhau có thể cùng làm việc với nhau, và có sự cải tiến, đổi mới liên tục để đưa công ty đi lên.

Hiện nay tôi đang tìm kiếm mô hình một DN từ trong nước đi ra nước ngoài như thế nào. Đây là trải nghiệm mới nên cần thời gian để hiểu và học.

* Và ông đã chuẩn bị rất kỹ cho mô hình DN trong nước ra nước ngoài?

- Nếu nói chuẩn bị thì cũng không biết chuẩn bị như thế nào. Chỉ thấy rằng nó phù hợp với ước mơ của mình là đã hoàn thành quá trình 10 năm xây dựng mô hình DN nhỏ và vừa, và giờ đã đến lúc mình muốn thử nghiệm mô hình lớn hơn là đi ra thế giới.

Khi nhận nhiệm vụ mới, tôi bắt tay vào làm ngay chứ không tìm hiểu xem chính xác là phải làm như thế nào. Tôi quan niệm, cứ làm hết mình, đi đến đâu đường sẽ mở ra đến đó và đừng ngần ngại sống hết mình.

Trong những điều mình làm bao giờ cũng có một số điều thành công và một số điều thất bại. Hãy coi những điều chưa thành công hoặc thất bại như bài học để rút kinh nghiệm.

* Được biết, sau khi bán cho Marico, cổ phần của ông tại ICP còn khá ít và thu nhập của ông chủ yếu đến từ lương. Vậy có thể hiểu vai trò của ông hiện nay là một người làm thuê hay làm chủ?

- Người Việt Nam mình hay coi trọng việc làm chủ hay làm thuê. Riêng bản thân tôi không để ý nhiều đến điều này, tôi chỉ quan tâm đến khía cạnh là một nhà đầu tư tài chính hay một người quản trị công ty.

Theo tôi, trong công ty có hai nhóm người. Một là những người đầu tư tài chính, nắm cổ phần và những người này chưa chắc tham gia vào hoạt động của công ty. Còn nhóm người quản trị công ty thì nằm trong ban điều hành và họ cũng có thể mua hoặc không mua cổ phần.

Có thể với một số người, phân biệt làm thuê - làm chủ vì thấy vai trò của mình thay đổi trong công việc hằng ngày. Trước kia, họ quyết định mọi việc nhưng sau khi bán cổ phần, họ không còn quyền hành nên thấy hai vai trò đó trở nên đối lập. Còn với tôi và nhiều anh em khác, điều này đã không xảy ra nên không có gì thay đổi.

Tôi vẫn ở trong ban quản trị, vẫn điều hành Công ty cùng nên công việc cũng giống như trước kia. Chẳng qua là trước đây tôi để tiền trong Công ty, còn bây giờ tôi đa dạng hóa đầu tư của mình bằng cách đầu tư chỗ này một ít, chỗ kia một ít để tránh "bỏ trứng vào một rổ”.

Tuy nhiên, từ khi gia nhập Marico - một công ty niêm yết thì đòi hỏi mình phải nâng cấp lên, cách quản lý cũng minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn.

* Tạo dựng một công ty là cả một quá trình và nhiều người còn xem đó như đứa con tinh thần của mình. Bởi thế, khi chuyển giao cho người khác, nhiều doanh nhân đều tỏ ra tiếc nuối, thế nhưng ở ông dường như không có biểu hiện nào cho thấy điều này?

- Quả đúng là nhiều doanh nhân đều coi DN mình tạo dựng như đứa con tinh thần và những người thương con lúc nào cũng muốn con mình khỏe mạnh và trưởng thành. Nếu cứ giữ con bên mình hoài thì nó sẽ mãi là một đứa bé.

Một thương hiệu khi sinh ra quan trọng nhất là tạo tiếp cho nó con đường đi để nó phát triển. Mười năm qua, ICP đã đi đúng lộ trình như vậy.

Từ một DN nhỏ, ICP trở thành thương hiệu được toàn quốc biết đến và đi tiếp một hành trình mới là cho quốc tế biết. Làm như vậy đứa con của mình sẽ đi xa hơn, mạnh hơn và đó là điều làm tôi cảm thấy mãn nguyện hơn là cứ giữ khư khư nó trong nhà, bắt nó thuộc về mình, không cho nó cơ hội phát triển.

Trên thế giới, rất hiếm những thương hiệu có thể lớn mạnh được khi ở trong tay một người. Gần như ở các công ty đa quốc gia hiện nay, quyền sở hữu công ty thuộc về hàng triệu người. Nhờ có nguồn tài chính, nhân lực khổng lồ mà các thương hiệu đó mới lớn mạnh và đi xa được.

Thương hiệu X-Men cũng vậy thôi, nếu tôi tiếp tục giữ nó cho cá nhân mình thì khó có được sự phát triển như hôm nay. Nói nôm na thì thương con, cha mẹ nào cũng muốn tìm người tốt để dựng vợ gả chồng cho con, và nếu có thể thì đồng hành với nó trên hành trình xây dựng hạnh phúc gia đình.

Ai cũng có giới hạn về thời gian, sức khỏe, trí tuệ, vì thế, nếu muốn một thương hiệu trường tồn thì không nên để nó bị giới hạn bởi bản thân mình. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều người sáng lập ra các thương hiệu nổi tiếng thế giới và dù họ không còn nhưng khi nhắc đến các thương hiệu đó người ta vẫn nhớ đến họ.

* Vậy có khi nào ông nghĩ sau này khi nói đến ICP, X-Men, người ta sẽ nhắc đến cái tên Phan Quốc Công?

- Tôi nghĩ, điều đầu tiên người ta nhớ sẽ là ICP, X-Men là thương hiệu của Việt Nam. Đây là niềm tự hào của người Việt, trong đó có tôi. Tôi có thể được người trong nước biết đến, nhưng với nước ngoài thì người ta chỉ biết ICP, X-Men là thương hiệu của Việt Nam. Người sở hữu có thể thay đổi nhưng nguồn gốc là lịch sử rồi.

Nếu coi cuộc đời là một hành trình thì thương hiệu giống như một cái áo đẹp trong cuộc đời mình. Mỗi khi thành công, người ta lại được khoác một chiếc áo mới, nhưng nếu khoác quá nhiều áo sẽ trở nên nặng nề. Khi đi qua một chặng đường khác cũng nên mạnh dạn cởi bỏ cái áo cũ để mặc một chiếc áo mới.

ICP, X-Men là những chiếc áo khoác trên hành trình cuộc đời tôi và đến một lúc nào đó tôi phải bỏ áo cũ để mặc một chiếc mới hơn. Nếu cứ giữ làm của riêng mình, cho đó là một phần không thể tách rời của mình thì có thể sẽ bị giới hạn, hoặc bị chính chiếc áo cũ làm mình bị gò bó, và trong một số trường hợp còn làm mất đi sự tự do, hạnh phúc của mình.

Tôi nghĩ không gì có thể trường tồn mãi mãi với mình. Mình chỉ đóng một vai trò nào đó, trên một chặng đường nào đó mà thôi.

* Và ông cảm thấy hài lòng với những chặng đường mình đã trải qua?

- Tôi luôn hài lòng với cả thành công và thất bại. Một người chỉ vui khi thành công và rất buồn khi thất bại không phải là hình mẫu mà tôi hướng tới. Người như vậy khi thất bại có thể gục ngã và không bao giờ đứng dậy được nên đối với tôi, sự bình tâm là quan trọng nhất.

Sự bình tâm giữ mình khi quá vui hay quá hăng hái cũng không làm chuyện vượt quá sự cần thiết, và khi buồn cũng có thể đứng dậy đi tiếp. Sự bình tâm cho tôi sự ổn định trong công việc và cuộc sống.

ICP rất thành công trong các năm 2006, 2007 nhưng chưa từng đầu tư ra bên ngoài ngành hàng tiêu dùng. Thời điểm đó kinh tế phát triển, mọi người đang hứng khởi đầu tư vào tài chính, chứng khoán, bất động sản nhưng chúng tôi không quá phấn khích đầu tư vào những ngành không quen thuộc.

Cũng chính nhờ sự bình tâm mà vào những năm khó khăn, trong khi nhiều DN nản chí, phải dừng lại thì công ty chúng tôi vẫn ổn định để đi tiếp. Và điều quan trọng là chúng tôi đã xây dựng được một cộng đồng mà mọi người cùng làm với nhau, cùng chia sẻ và cùng lớn lên.

Nhân viên trưởng thành hơn, tiến bộ hơn, thu nhập tăng lên và gia đình họ cũng phát triển. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi.

Có doanh nhân đã từng nói với tôi: "Anh sẽ không bao giờ trở thành người quá giàu". Tôi cũng không mong muốn thật giàu có, mà chỉ muốn trở thành người có ích cho xã hội.

* Là một trong những doanh nhân có tiếng tăm và đã ít nhiều đóng góp cho xã hội, theo ông, so với thế hệ trước, lớp doanh nhân hiện nay thế nào? Họ khởi nghiệp có khác với thời của ông ngày trước?

- Các bạn bây giờ được học nhiều hơn, có những người còn học ở nước ngoài về. Mỗi một giai đoạn có những yêu cầu, thách thức khác nhau nên yêu cầu đối với người lãnh đạo cũng khác nhau.

Có thể với giai đoạn trước, làm việc chăm chỉ, một mình gánh vác là tố chất quan trọng nhưng ở giai đoạn này, đối diện với xu hướng toàn cầu hóa thì thách thức đặt ra đã khác. Các DN đều thu nhận những nhân viên đến từ nhiều nơi khác nhau, nhiều quốc tịch khác nhau nên kỹ năng của người lãnh đạo cũng đòi hỏi khác.

Trước khi khởi nghiệp, tôi có 10 năm đi làm. Nhiều bạn trẻ cho rằng như vậy là quá lâu, dễ mất cơ hội. Đó cũng là một lựa chọn.

Quyển sách Những kẻ xuất chúng đã tổng kết những trường hợp thành công và đưa ra "quy luật 10.000 giờ". Nếu muốn xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó thì bạn phải trải qua 10.000 giờ (10 năm) rèn luyện.

Tuy nhiên, có thể có nhiều người khác nhau. Chẳng hạn như Bill Gates bỏ học đại học giữa chừng để khởi nghiệp, nhưng rất nhiều người không biết ông ấy đã lập trình từ năm 12 tuổi nên tính ra, trước khi khởi nghiệp ông ấy cũng đã có quá trình 10 năm làm việc. Còn rất nhiều những tấm gương khác nữa.

Tóm lại, có thể là 10.000 giờ, hoặc 8.000 giờ và cũng có thể là 7.000 giờ tùy theo khả năng của mỗi người, nhưng phải có sự chuẩn bị trước thì khi cơ hội đến mới có thể nắm bắt được. Còn nếu chưa chuẩn bị mà nôn nóng bắt đầu thì sẽ phải trả giá, hoặc công ty sẽ cứ nhỏ hoài mà không lớn lên được.

Các bạn trẻ có sự nhanh nhạy, nhưng nếu vừa có sự nhanh nhạy của thời đại mới, vừa có sự kiên nhẫn để tích lũy cho mình thì mới thành công.

Sự tích lũy và chuẩn bị sẽ giúp cho một cá nhân trở nên xuất sắc khi cạnh tranh với chính những người trong thế hệ của mình. Việc có sự chuẩn bị cần thiết rồi hãy khởi nghiệp là bài học luôn đúng muôn đời.

Học ở trường thì mọi người đều giống nhau, nhưng hơn nhau là sau khi rời khỏi trường họ tiếp tục chuẩn bị hành trình như thế nào. Điều này tạo cho họ sự khác biệt và nếu có sự chuẩn bị đủ lâu thì sự khác biệt đó càng lớn.

Với tôi, khi đã làm là làm hết mình. Khi lập công ty, có ba lĩnh vực phải trải qua. Đó là thương mại, sản xuất và quản lý. Làm kinh doanh nên phải biết sale, marketing là như thế nào, sản xuất ra làm sao và quản lý, sắp xếp nhân sự cho phù hợp.

Đó là những yếu tố căn bản cần phải học trước khi mở DN và tôi đã bỏ ra 10 năm làm việc cho các công ty đa quốc gia để tích lũy những điều ấy. Các bạn trẻ có thể rút ngắn thời gian hơn nếu họ đã trưởng thành từ môi trường công ty gia đình, hoặc được gia đình tạo điều kiện rèn luyện từ lúc còn rất trẻ.

* Nghe nói ông đã đầu tư vào Công ty PhinDeli, cùng với Phạm Đình Nguyên đưa cà phê PhinDeli vào đất Mỹ?

- Nếu không có dự án tiếp theo của Marico có thể tôi sẽ về làm với Phạm Đình Nguyên, nhưng quyết định ở lại nên tôi không tham gia trực tiếp được. Đối với tôi, những gì mình trực tiếp làm được thì sẽ mua cổ phần, còn không thì thôi. Tôi chưa bao giờ mua chứng khoán là vì vậy.

Đã bỏ tiền vào đâu thì phải cam kết dùng công sức của mình hỗ trợ cho công ty chứ không bỏ tiền vào rồi để đó. Với tôi, mỗi công ty là một đứa con, mà đã là con thì mình phải dành thời gian để chăm sóc nó, làm cho nó lớn mạnh hơn.

* Cùng lúc điều hành ba công ty tại Việt Nam (ICP, Thuận Phát và LOvité) và bây giờ là cả khu vực Đông Nam Á cho Marico, công việc có áp lực lắm không và ông có khuyến khích các con mình theo nghiệp cha?

- Phải nói là quá vất vả nên tôi sẽ không khuyến khích các con đi theo con đường kinh doanh. Ngay cả các anh em trong nhà tôi cũng khuyên họ như vậy.

Có những người phù hợp làm doanh nhân và những người sẽ hạnh phúc hơn khi làm ngành khác. Tôi không khuyến khích và cũng không thích số đông làm doanh nhân vì như vậy sẽ tạo ra ảo tưởng.

Không nên tạo ra phong trào mà tập trung vào chất lượng, tạo dựng những DN lớn để có nhiều cơ hội thành công hơn. Nếu khuyến khích lập DN thì cũng nên khuyến khích sự hợp tác. Những người không có động cơ, mục tiêu rõ ràng mà nếu chạy theo ảo tưởng sẽ rất dễ thất bại.

Có người nói làm thuê cực quá, muốn mở công ty để làm chủ nhưng làm chủ còn cực hơn và nhiều khi thu nhập ít hơn làm thuê. Về lâu dài, có thể có nhiều tiền hơn nhưng trước mắt phải hy sinh nhiều thứ. Chỉ những người nào ý thức được điều này mới có thể vượt qua, còn những người làm theo phong trào chắc chắn sẽ thất bại.

* Xin cảm ơn ông về những chia sẻ thú vị này!
Doanh Nhân Sài Gòn

Người thành đạt làm gì trước khi ngủ?

Bạn thường làm gì trước khi ngủ? Xem TV? lướt web? Bạn dành nhiều thời gian cho gia đình chứ?

 Hãy cùng xem những người thành đạt thường làm gì trước khi đi ngủ nhé.

1. Tổng kết lại một ngày

Nếu bạn làm việc tới 6 giờ chiều, hãy chắc chắn bạn có thể hoàn thành công việc và không để chúng ảnh hưởng tới các hoạt động khác. Cuộc sống ngắn ngủi nhưng bạn lại có quá nhiều dự định. Nếu bạn có hẹn ăn tối cùng gia đình, hãy đảm bảo bạn có thể thực hiện điều đó.

Bạn phải phân bố thời gian một cách hiệu quả cho việc ngủ, làm việc, và các hoạt động khác. Nếu bạn đã dành phần lớn thời gian để ngủ và làm việc, thì khi đồng hồ chỉ 6-7 giờ tối, hãy dừng làm việc và dành khoảng thời gian còn lại trong ngày cho những hoạt động khác.

2. Đọc sách

Rất nhiều người thành đạt trên thế giới đều là những người ham đọc sách. Họ đọc và học hỏi từ những điều người khác chia sẻ. Bạn có biết rằng đọc sách và học hỏi từ đó có thể rút ngắn con đường dẫn tới thành công? Trên thực tế, rất nhiều con người tuyệt vời bao gồm cả Bill Gates, họ đọc sách và báo tới khi họ cảm thấy mệt rồi ngủ.

Tim Armstrong - CEO của tập đoàn truyền thông AOL, đã chia sẻ với tờ The Guardian rằng ông thường về nhà vào khoảng 8 giờ tối và đọc sách cho những cô con gái của mình “Chúng lúc nào cũng thắng và bắt tôi đọc khoảng 2,3 quyền sách”.

3. Dành thời gian cho gia đình và bạn bè

Đúng vậy, thành công bắt đầu từ bên trong. Bạn phải dành những khoảng thời gian quý giá với gia đình và bạn bè để có được mối liên kết với họ. Vài người chọn gặp gỡ bạn bè vào thứ 4 hàng tuần, họ sẽ dành khoảng thời gian còn lại trong ngày cho những thành viên trong gia đình. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn phân bố thời gian.

4. Lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau

Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm trước khi ngủ. Lên kế hoạch, liệt kê những việc bạn cần làm và sẵn sàng cho ngày hôm sau. Hầu hết mọi người sẽ là quần áo và chuẩn bị tất cả các tài liệu họ cần cho ngày mai trước khi đi ngủ.

Nếu bạn làm được như vậy, bạn sẽ thức dậy và biết chính xác những gì mình cần làm hôm nay. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn vì bạn đã sẵn sang và mọi thứ đều nằm trong tay bạn.

Ngược lại, nếu bạn chưa sẵn sang cho ngày hôm sau, hãy thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra. Thức dậy trễ, không tìm thấy quần áo để là, bạn quên mất mình đã để tài liệu cho cuộc họp ở đâu… Bạn sẽ mắc kẹt trong một mớ hỗn độn. Vì vậy, hãy luôn lên kế hoạch cho ngày hôm sau vào đêm hôm trước.
thành công, thành đạt, thói quen, hằng ngày, ngủ

5. Thoát khỏi thế giới

Cảm thấy mệt mỏi với thế giới công việc này? Bạn muốn thoát khỏi mọi thứ. Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, nơi bất cứ ai cũng có thể kết nối với bạn và làm bạn phân tâm. Điện thoại có thể reo bất cứ lúc nào nếu bạn không tắt nguồn. Có đôi lúc bạn muốn được “ngắt kết nối” và rời xa công việc. Có đôi lúc bạn muốn được ở một mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn một mình, bạn gắn kết hơn với bản than.

6. Thiền định

Thêm một điều tuyệt vời khác có thể bạn muốn làm vào ban đêm. Thiền tốt cho cả tinh thần và thể chất của bạn. Thiền như một cách giúp bạn nạp năng lượng và tập trung hơn. Bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái sau một ngày làm việc bận rộn. Giờ là lúc để tâm trí và cơ thể thư giãn. Hãy học cách thiền hàng đêm trước khi ngủ, bạn có thể bắt đầu chỉ với 5-10 phút.

7. Hình dung về ngày mai

Một trong những cách hiệu quả nhất để sẵn sàng cho những gì sắp tới chính là hình dung về nó. Giống như cách làm việc trực quan, khi bạn nghĩ về một ngày tuyệt vời, bạn sẽ sẵn sàng và tự tin hơn vượt qua mọi thứ để đi tới cuối cùng.

Dành ít nhất 5 phút để nghĩ về ngày hôm sau trước khi ngủ. Hình dung về những việc bạn sẽ làm. Tưởng tượng bạn sẽ nói chuyện với ai và bạn đối phó như thế nào. Đương nhiên, khi bạn nghĩ về ngày hôm sau, hãy hình dung nó diễn ra một cách suôn sẻ và hoàn hảo. Tất cả các vấn đề phát sinh cũng sẽ được bạn giải quyết, và đây chính là cách để bạn có một ngày làm việc hiệu quả.

8. Ghi lại những thành tích trong ngày

Hôm nay bạn đã làm được gì? Nhiều người sẽ trả lời là không gì cả vì họ nghĩ hôm nay họ làm việc không hiệu quả.

Bạn cảm thấy biết ơn khi bạn có bữa trưa, bữa tối thích hợp, có thể về nhà an toàn và tận hưởng khoảnh khắc bên những người thân trong gia đình, bạn cảm thấy thật sự hạnh phúc. Mặt khác, nếu bạn không cảm thấy biết ơn với những gì bạn đang có, bạn sẽ cảm thấy thiếu sót, căng thẳng, bị áp lực. Bạn sẽ có cảm giác “không đủ” ngay cả khi bạn có mọi thứ.

Vì vậy, hãy viết ra 3 đến 5 điều bạn đã làm được và đánh giá cao trong ngày vào lúc bạn lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Ghi lại những thành công dù lớn hay nhỏ của bạn. Cho dù đó chỉ là một cuộc điện thoại, 5 phút đọc sách … hãy ghi lại chúng và hình thành thói quen trân trọng mọi thứ.

9. Hoàn thành mọi việc

Bạn sẽ bắt đầu ngày mới với một đống công việc dở dang? Khi trời đã khuya nhưng bạn vẫn còn việc phải làm, bạn có quyết định đi ngủ và hoàn thành nó vào ngày mai không? Nó phụ thuộc vào tính cách của bạn và khoảng thời gian để hoàn thành công việc đó.

Hầu hết những người thành đạt đều hoàn thành công việc trước khi đi ngủ. Họ đảm bảo rằng họ hoàn thành những việc quan trọng như họ đã hứa. Ví dụ, đã 6,7 giờ tối bạn muốn rời văn phòng nhưng bạn vẫn đang trao đổi với khách hàng, những gì bạn có thể làm là trả lời email và nói với họ rằng sẽ tiếp tục cuộc nói chuyện vào ngày mai. Đó là cách để bạn giảm bớt căng thẳng và để khách hàng biết rằng bạn không bỏ qua họ.

10. Ngủ đủ giấc

Bạn có ngủ đủ giấc không? Và bạn có biết ngủ đủ giấc sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng quan trọng khi thức dậy vào sáng hôm sau? Nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung. Bạn sẽ không thể hoàn thành công việc và làm việc hiệu quả nếu bạn mệt mỏi.

Theo  Lifehack/ VietNamNet

7 điều mà người thành công không bao giờ nói

Những câu nói hằng ngày có thể quyết định sự thành công hay thất bại của bạn. Đừng coi nhẹ chúng vì chúng có thể ‘mang đi’ cơ hội thành công của bạn. 


Ilya Pozin, một doanh nhân thành đạt, một nhà đầu tư và tác giả nổi tiếng của Mỹ đã đưa ra ‘list’ những câu nói mà một người muốn thành công nên tránh.

Bạn muốn thành công? Tất cả mọi người cũng vậy. Một thực tế cho thấy lời ăn tiếng nói hàng ngày có thể phá vỡ cơ hội thành công của nhiều người. Chúng có thể khiến cho con đường sự nghiệp của bạn đi xuống hay những vị trí cao trong xã hội trở nên vượt ra ngoài tầm với của bạn.
Muốn trở thành người thành đạt, bạn không những phải cố gắng phấn đấu trong công việc mà còn phải cân nhắc từng câu chữ của mình trong môi trường công sở. Những người thành công sẽ không bao giờ nói những câu như dưới đây:

1. “Đây không phải là việc của tôi”

Khi đảm nhận vị trí hiện tại, bạn đã hiểu rõ trách nhiệm của mình cũng như khối lượng công việc mà vị trí của mình phải giải quyết. Dần dần, khả năng cũng như kinh nghiệm của bạn sẽ được cả thiện và nâng cao. Khi đó cấp trên sẽ nhìn rat hay đổi của bạn và có thể giao cho bạn làm thêm nhiều những công việc khác. Nhiều người sẵn sàng bắt tay vào thực hiện công việc ngay. Nhưng cũng không ít người tỏ ra khó chịu và tự hỏi bản thân rằng: “Đây đâu phải là công việc của mình?”. Họ quyết định tới gặp sếp thắc mắc và từ chối 

Cách xử sự này hiển nhiên không phải là cách mà những người thành công hay làm. Vì bạn sẽ không có cơ hội phát triển và trở nên ‘dậm chân tại chỗ’ khi cứ lặp đi lặp lại nhưng công việc quen thuộc trong pham vi của mình. Nếu muốn thành công, hãy dũng cảm đương đầu với những thử thách mới và xóa bỏ câu nói trên ra khỏi trí óc của bạn.

2. “Việc đó không thể thực hiện được”

Nếu trong đầu bạn luôn có suy nghĩ “việc này mình không thể làm được” hay “việc kia ‘khoai’ thế mình không đủ khả năng đâu”… thì bạn sẽ mãi chẳng bao giờ có thể thành công. Thêm nữa, bạn sẽ không được cấp trên cũng như mọi người đánh giá cao nếu một ý tưởng mới được đưa ra rồi bạn lại bác bỏ và thay bằng mộtdự định khác. Vì vậy, dù khó khăn, bạn vẫn nên cố gắng tìm ra cách giải quyết nhưng công việc được giao. Hãu chắc rằng bạn chỉ bỏ cuộc khi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề.

3. “Đó không phải lỗi của tôi”

Không ai thích làm việc với một người chỉ biết đổ lỗi. Không dám đối mặt với lỗi sai của mình và luôn đi đổ lỗi cho người khác là việc làm của một kẻ thất bại. Đồng thời bạn sẽ không còn được mọi người tin tưởng giao cho những nhiệm vụ quan trọng. 

Người thành công là người dũng cảm nhận lỗi bà biết chịu trách nhiệm với lỗi sai của mình. Hãy coi đó là bài học và biết đúc rút kinh nghiệm cho bản thân từ chính những việc làm sai.

4. “Việc này chỉ mất một phút thôi”

Thời gian quá ngắn để giải quyết một vấn đề không chứng tỏ bạn tài giỏi mà nó cho thấy bạn là một người không cẩn thận. Để đảm bảo hiệu quả của công việc, bạn không nên đưa ra những quyết định vội vàng. Cấp trên cũng sẽ nghi ngờ về nỗ lực cũng như tâm huyết bạn dành cho những công việc được giao. Do đó hãy nên cân nhắc thời gian hoàn thành nhiệm vụ khi nhận một việc gì đó.

5. “Tôi không cần giúp đỡ”

Những kẻ tự phụ luôn cho mình là giỏi nhất sẽ không bao giờ có thể thành công. Vì vậy, đừng bao giờ tuyên bố hùng hồn rằng bạn không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai, nhất là trong công việc. Nhiều người cùng suy nghĩ một vấn đề bao giờ cũng có được nhiều ý tưởng hay hơn là một người. 

Chính vì thế học nhóm, làm việc nhóm đã và đang là mô hình cần thiết được khuyến khích áp dụng hiện nay. Hơn nữa, “học thầy không tày học bạn”, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích từ những ‘partner’ của mình.

6. “Thật không công bằng!”

Phàn nàn rằng “cuộc sống thật không công bằng” chỉ chứng tỏ rằng bạn là một người bất lực với hiện tại và đố kỵ với người khác. Thay vì ở đó trách than đòi quyền lợi thì sao bạn không tích cực cố gắng phấn đấu nhiều hơn. 

Người thành công không bao giờ than thở và phụ thuộc vào sự công bằng của tạo hóa. Họ biết cách quên đi những chuyện không như ý, cố gắng làm việc chăm chỉ hơn để cuộc sống sẽ tự mang ‘công bằng’ đến cho họ. Đó chính là phong thái của con người thành công.

7. “Đây là cách mà tôi luôn thực hiện”

Vạn vật luôn luôn chuyển động và mọi thứ luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì thế, ta không thể dập khuôn áp dụng một cách làm duy nhất khi giải quyết công việc. Lĩnh vực nào cũng luôn cần có sự cải tiến thì mới có thể phát triển. Nếu cứ khăng khăng theo một ‘lối mòn’ cũ kĩ thì chắc chắn bạn sẽ bị tụt hậu với thế giới luôn không ngừng phát triển ngoài kia.

Vì vậy hãy luôn tìm kiếm những phương pháp, cách làm mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn cho công việc của bạn. Điều này giúp bạn sẽ không bị trật ra khỏi quỹ đạo của cuộc sống hiện đại. Một người biết cách thích ứng với mọi sự thay đổi của ‘môi trường’ xung quanh cũng chính là một người thành công.

Ilya Pozin là một doanh nhân, nhà đầu tư và tác giả. Ilya là nhà sáng tập Ciplex, một hãng marketing trực tuyến, và là chủ mục của của Inc., Forbes và LinkedIn. Năm 2012, Tạp chí Inc. liệt kê Ilya vào danh sách 30 doanh nhân dưới 30 tuổi. Năm 2013, LinkedIn chọn Ilya là 1 trong 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất, cùng với Richard Branson, Barack Obama, Tony Robbins và Mark Cuban. 

Theo Time/VietNam Net

Luật sư kiến nghị khởi tố vụ Ngân hàng Nhà nước thiếu trách nhiệm

Sáng 28-5, ngày thứ 8 phiên xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, luật sư Hoàng Đôn Hùng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên) kiến nghị tòa xem xét khởi tố hành vi thiếu trách nhiệm xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước.


Luật sư Hùng cũng xuất trình cho tòa một số tài liệu chứng minh bị cáo Nguyễn Đức Kiên không phạm tội.


Cung cấp tài liệu gỡ tội


Cáo trạng xác định mặc dù chưa được cấp phép nhưng Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) vẫn dùng hàng trăm tỷ đồng để góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu vào các doanh nghiệp khác. Hành vi này đã phạm vào tội kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ luật hình sự.


Sáng 28-5, luật sư Hùng đã cung cấp cho tòa các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có hoạt động góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu vào doanh nghiệp khác. Các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này của Công ty Cổ phần đá quý Phú Nhuận, Tập đoàn xăng dầu VN, Tập đoàn điện lực VN, Tổng công ty Bưu Điện VN, Công ty TNHH vàng bạc đá quý Sài Gòn….Theo luật sư Hùng, các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này không thể hiện nội dung các doanh nghiệp này có hoạt động góp vốn.


Luật sư còn cung cấp cho tòa các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các công ty do Bầu Kiên thành lập. Các công ty này đều có doanh nghiệp khác góp vốn vào nhưng không được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.


Ngoài ra, luật sư cung cấp thêm một số văn bản mà công ty B&B đã hỏi các cơ quan thuế về việc hướng dẫn kê khai thuế cho công ty này để chứng minh B&B không trốn thuế 25 tỉ đồng.

Kiến nghị khởi tố hành vi thiếu trách nhiệm


Bào chữa cho bầu Kiên về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, luật sư Hùng cho rằng các bị cáo bị truy tố về hành vi này do Ngân hàng nhà nước chậm ban hành hướng dẫn Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010.


Trước đó, tại phần xét hỏi, một số bị cáo nguyên là lãnh đạo ACB cũng đã “tố” Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành hướng dẫn luật khiến các bị cáo phải sử dụng các quy định cũ trong việc ủy thác cho 19 nhân viên gửi hơn 718 tỉ đồng vào Vietinbank. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM) chiếm đoạt. 


Việc làm này của các bị cáo được cho là vi phạm điều 106 Luật các Tổ chức Tín dụng. 

Theo luật sư Hùng, từ khi Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước chưa có ý định ban hành hướng dẫn. Từ những căn cứ nêu trên, luật sư kiến nghị HĐXX xem xét khởi tố hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước. Theo luật sư Hùng, với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã chậm ban hành hướng dẫn luật, Thanh tra Ngân hàng nhà nước đã không can thiệp, không ngăn chặn xử lý kịp thời các cá nhân có hành vi ủy thác gửi tiền dẫn dến việc Bầu Kiên và một số lãnh đạo ACB bị truy tố về hành vi cố ý làm trái.


Ngoài ra, luật sư Hùng còn kiến nghị HĐXX xem xét tuyên ông Nguyễn Đức Kiên không phạm tội.  


Liên quan đến hành vi ủy thác cho các cá nhân ACB gửi tiền tại Vietinbank, luật sư Hùng cũng kiến nghị HĐXX xác định rõ trách nhiệm của Vietinbank trong vụ án. “Tôi cho rằng do Vietinbank có nhiều vi phạm để Huyền Như chiếm đoạt tiền của ACB. Hậu quả mất tiền ACB phải chịu, một số cá nhân của ACB cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Cán bộ ngân hàng Vietinbank quá sơ hở, với cách quản lý của Vietinbank thì Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai. Nếu không xác định trách nhiệm của Vietinbank là không xác định mối qua hệ nhân quả trong vụ án này”- Lời luật sư Hùng.


Ngoài ra, luật sư Hùng đề nghị trong vụ án Huyền Như, tòa phải xác định Vietinbank có phải trả tiền cho ACB hay không. Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, HĐXX phải xác định hành vi gửi tiền có trái pháp luật hay không, nếu có thì vi phạm quy định nào, ACB quan hệ gửi tiền với Vietinnbank hay với Huyền Như.


Chưa đủ hành lang pháp lý để buộc tội?


Trước đó, chiều 27-5, khi bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên về tội kinh doanh trái phép và trốn thuế, một số luật sư cho rằng chưa đủ cơ sở để buộc tội Nguyễn Đức Kiên như cáo trạng truy tố.


Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm (bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên): “Nguyễn Đức Kiên bị bắt về tội kinh doanh trái phép, các tội danh khác là khởi tố và điều tra bổ sung. Đáng lẽ nhận thức về tội kinh doanh trái phép phải rõ ràng, thế nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi thấy khởi tố vụ án không bắt đầu từ hoạt động kinh doanh. Có dấu hiệu cụ thể của việc bắt tạm giam Nguyễn Đức Kiên không xuất phát từ tinh thần hợp pháp”. 


Luật sư Nghiêm cũng cho rằng Bầu Kiên không phạm tội kinh doanh trái phép như cáo trạng truy tố.


Theo luật sư Nghiêm, các doanh nghiệp được quyền góp vốn vào doanh nghiệp khác theo quy định pháp luật. Một chủ thể bất kỳ đáp ứng Điều 13 Luật Doanh nghiệp thì được quyền góp vốn mà không cần đăng ký kinh doanh. Việc mua cổ phần của các doanh nghiệp không phải là ngành nghề kinh doanh tài chính và không vi phạm pháp luật. 


Về tội trốn thuế, luật sư cho rằng Nguyễn Đức Kiên không phạm tội này theo điều 161 bộ luật hình sự bởi pháp luật không cấm công dân ký kết hợp đồng ủy thác với ngân hàng hay tổ chức kinh doanh vàng trước khi chính phủ cấm. Thời điểm năm 2006-2010 có rất nhiều cá nhân ký kết hợp đồng ủy thác để giao dịch mua bán vàng với ngân hàng. 


Theo luật sư, VKS chỉ căn cứ vào bản trưng cầu giám định, theo đó giám định nghĩa vụ thuế của công ty B&B chỉ phát sinh từ hợp đồng ủy thác kinh doanh vàng trong năm 2009 là không chính xác và chưa tính đến yếu tố loại trừ. Năm 2010, B&B được thanh tra và được xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Trước tòa, Chi cục thuế Đống Đa đã trả lời chưa có căn cứ yêu cầu B&B phải nộp thuế. 


Từ những nội dung nêu trên, luật sư Bùi Quang Nghiêm đã đề nghị HĐXX lắng nghe và nghiên cứu để chấp nhận lời kêu oan của bầu Kiên về hai tội kinh doanh trái phép và trốn thuế.

Phiên tòa đang tiếp tục với phần trình bày bào chữa của luật sư dành cho các bị cáo.

Theo Tuổi Trẻ

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Vì sao Israel có tỷ lệ doanh nhân thành công cao nhất thế giới?

Israel có tỷ lệ doanh nhân bình quân đầu người cao hơn bất kì một quốc gia nào khác. Vậy đâu là những yếu tố thúc đẩy sự thành công của họ?
 Nội dung nổi bật:
- Giá trị chung cơ bản mà những người liên tục tạo ra các công ty khởi nghiệp nằm ở sự đam mê tạo ra giá trị mới chứ không phải đam mê kiếm tiền. Kiếm tiền chỉ là một yếu tố phụ, không phải là mục tiêu phấn đấu của những doanh nhân tiếp nối ở Israel.

- Đặc điểm của những doanh nhân tiếp nối là họ không bao giờ ngừng liên kết những ý tưởng mới vào doanh nghiệp mới và họ coi trọng cuộc hành trình của mình hơn là cái đích. Đây là một đặc điểm mang tính dân tộc, vì bản thân tôi đã luôn xem những gì tôi làm như là một phần của cuộc hành trình để phục vụ nhà nước Do Thái. 

- Người Israel không sợ khó khăn trở ngại “đôi khi đến mức họ không biết sự tồn tại của trở ngại đó vì niềm tin mạnh mẽ rằng họ chắc chắn có thể vượt qua được”.

Đó không phải là vấn đề tài chính

Đây là một kết luận bất ngờ mà trang Israel21c đưa ra sau nhiều cuộc gặp gỡ với các doanh nhân đã có kinh nghiệm thành lập ít nhất 3 công ty tại Israel.

“Tôi cho rằng giá trị chung cơ bản mà những người liên tục tạo ra các công ty khởi nghiệp nằm ở sự đam mê tạo ra giá trị mới chứ không phải đam mê kiếm tiền. Kiếm tiền chỉ là một yếu tố phụ, không phải là mục tiêu phấn đấu của những doanh nhân tiếp nối ở Israel”, GS. Amnon Shashua của Đại học Hebrew, người sáng lập ra các công ty Cognitens, OrCam và Mobileye nói.
Vì sao Israel có tỷ lệ doanh nhân thành công cao nhất thế giới? (1)
G.S Amnon Shashua – ĐH Hebrew, người sáng lập Cognitens, OrCam và Mobileye - Ảnh: Israel21c
G.S Amnon Shashua cho biết niềm đam mê hiện thực hóa những ý tưởng công nghệ của ông phức tạp tới mức người ta nghĩ rằng khó có thể thực hiện được. Ông nói rằng công ty Mobileye của ông từng mất khá nhiều thời gian thiết kế một con chip điện tử thông báo tầm nhìn gắn trên xe ô tô để giúp lái xe an toàn hơn. Kết quả, sản phẩm này đã được cài đặt trên 1,5 triệu phương tiện giao thông vào năm 2013 và dự kiến sẽ tiếp tục được đưa vào dây chuyền sản xuất xe ô tô.

“Kinh doanh có lợi là một phương thức để đạt mục tiêu”, G.S Amnon Shashua nhấn mạnh. “Mục tiêu cuối cùng là tạo ra tác động, tạo ra những giá trị lớn lao hơn cho cuộc sống – điều mà sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và gây ảnh hưởng tốt”, ông nói thêm.

Điều này cũng được áp dụng với nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ khác nhau do những doanh nhân Israel sản xuất, phần lớn trong số họ đều từng vượt qua thất bại để đến với thành công.

Những tên tuổi có thể kể đến như: Dov Moran từ M-Systems (DiskOnKey); Avishai Avrahami từ Wix – một công ty nền tảng xuất bản web cá nhân lớn nhất thế giới; Yaron Samid từ BillGuard, nằm trong Top Finance App năm 2013 của TechCrunch; Israel Fraier – người sở hữu công ty khởi nghiệp ScanTask cung cấp phần mềm thu thập dữ liệu từ đám đông dành cho nông dân; Bob Rosenschein, người được biết đến với Answers.com ; và Itamar Shafir từ Maverick (trước đây là Appforma), một nền tảng marketing tự động hóa dành cho doanh nghiệp nhỏ.

Luôn luôn sáng tạo
Doanh nhân và nhà đầu tư vốn mạo hiểm Elie Wurtman (đã đầu tư vào DeltaThree, NomadIQ, GreenRoad Technologies, Fulcrum Materials, trung tâm khởi nghiệp PICO, công ty NJOY sản xuất thuốc lá điện tử và Bat Shlomo Vineyards,…) cho biết, ông luôn có rất nhiều dự án cùng thực hiện một lúc.
Vì sao Israel có tỷ lệ doanh nhân thành công cao nhất thế giới? (2)
Doanh nhân Elie Wurtman - Ảnh: Israel21c
“Tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi là người tạo ra những công ty lớn dẫn đầu thị trường và tôi có khát vọng thực hiện điều này một cách liên tục”, ông cho biết thêm.

“Điều khiến bạn thích thú không phải ở việc tạo ra của cải, mà là tạo ra những cái mới”, Wurtman giải thích.

Đặc điểm của những doanh nhân tiếp nối là họ không bao giờ ngừng liên kết những ý tưởng mới vào doanh nghiệp mới và họ coi trọng cuộc hành trình của mình hơn là cái đích. Theo tôi, đây là một đặc điểm mang tính dân tộc, vì bản thân tôi đã luôn xem những gì tôi làm như là một phần của cuộc hành trình để phục vụ nhà nước Do Thái. Thành công, theo tôi, được đo bởi số lượng việc làm có chất lượng được tạo ra”, Wurtman khẳng định.

TS. Ze'ev Ganor, một giảng viên cao cấp tại Viện Công nghệ Technion-Israel và đồng sáng lập của Urginea Ventures, người đã phân tích dữ liệu về các doanh nhân nối tiếp ở Israel từ năm 2005 nói rằng: Hiện tượng một doanh nhân thành lập nhiều công ty rất phổ biến ở Israel. Khoảng 10% doanh nhân Israel có ít nhất hai công ty trở lên, gấp đôi con số 5% ở Mỹ.

Tương tự như vậy, có khoảng 7,5% các doanh nhân Israel khởi nghiệp từ ba công ty hoặc nhiều hơn, trong khi chỉ có 3,75% các doanh nhân Mỹ làm như vậy.

Người Israel là những doanh nhân tiếp nối lý tưởng

TS. Ze'ev Ganor cho rằng có một số lý do về việc này.
“Người Israel luôn có xu hướng làm kinh doanh theo nền văn hóa Do Thái và hệ thống sinh thái doanh nghiệp tại đây. Họ dễ dàng tiếp thu những công nghệ mới và hình dung ra những cái mới. Họ suy nghĩ sáng tạo, năng động và luôn sẵn sàng làm việc trong môi trường có tính rủi ro”.

Những cân nhắc thực tế cũng cho thấy hiện tượng thoát ra (exit) sớm (khi tất cả số tiền giải ngân đã được thu hồi về an toàn theo đúng mục tiêu về lợi nhuận và thời điểm) cũng là một yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tiếp nối.

TS. Ganor gọi đó là những “yếu tố thúc đẩy”, ví dụ như nhu cầu vươn ra thị trường nước ngoài và sự khan hiếm nguồn đầu tư trong nước.

Hơn nữa, ông cho biết, người Israel không thích một doanh nghiệp lớn và cũng có xu hướng không gắn bó với một doanh nghiệp duy nhất.

Shashua bổ sung rằng người Israel không sợ khó khăn trở ngại “đôi khi đến mức họ không biết sự tồn tại của trở ngại đó vì niềm tin mạnh mẽ rằng họ chắc chắn có thể vượt qua được”, ông nói.

“Không có điều gì là bạn không thể thực hiện”

Boaz Arnon, một doanh nhân tiếp nối trong lĩnh vực điện quang học và thiết bị y tế, đã sáng lập ra công ty riêng là Real Imaging sau khi mẹ ông qua đời năm 2004. Ông muốn cung cấp giải pháp chụp thay thế không có tia xạ với độ chính xác cao hơn.

“Tôi sử dụng những ý tưởng mới liên tục nảy sinh trong tâm trí tôi, thực hiện chúng và biến chúng thành công việc kinh doanh mới”, Arnon cho biết.

Ông đã có hơn 20 bằng sáng chế kể từ khi rời quân ngũ, nơi ông đã thiết kế ra nhiều công nghệ sáng tạo.

“Điều bạn học được từ quân ngũ là không có điều gì mà bạn không thể thực hiện. Nếu bạn thấy mình cần phải làm việc gì, hãy thực hiện nó”, Arnon nói.

Với Arnon, tài chính cũng chỉ là thứ yếu. Ông nói rằng: “Một người có phẩm cách” mới là điều quan trọng nhất. Điều này ông đã học được từ một doanh nhân trẻ là sinh viên trường đại học Jerusalem College of Technology Eyal Shekel (người sáng lập ra nhiều công ty, trong đó có Chiaro Networks).

“Chắc chắn không dễ dàng gì khi khởi đầu một doanh nghiệp mới, và luôn có cái giá phải trả - tôi chỉ có 24 giờ mỗi ngày, và tôi còn có gia đình của mình – nhưng một doanh nhân tiếp nối không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi tiến đến một điểm mà họ cảm giác đã sở hữu điều gì đó trong tay và không thể đánh mất”, Boaz Arnon khẳng định.
Diễn đàn đầu tư/Israel21c

7 dấu hiệu nhận biết người thông minh

Những người thông minh thường có những đặc điểm hoặc hành động đặc trưng. Sau đây là những dấu hiệu để nhận biết họ.

 1. Nỗ lực giúp đỡ nhân viên hoạt động tốt hơn


Nếu họ đang ở vị trí quản lý hoặc giám sát, người thông minh sẽ đề cử nhân viên học một khóa học hoặc dạy họ những kỹ năng mới. Người thông minh sẽ tham gia vào dự án này như thể đó là dự án của chính họ, bởi nhân viên hoạt động tốt chính là thể hiện sức ảnh hưởng của người quản lý. Sự tiến bộ của nhân viên phản ánh cách làm việc thông minh của người phụ trách.

2. Im lặng trong đám đông

Người thông minh biết rằng giữ im lặng sẽ tốt hơn là nói và giải thích về vấn đề mà họ không biết. Trong cuộc thảo luận, những người thông minh sẽ tiếp thu kiến thức nhiều nhất có thể. Họ luôn lắng nghe và ghi chép lại những kiến thức mà họ tiếp nhận. Ngược lại là những người thường không ngừng nói chuyện và không bao giờ dành thời gian lắng nghe những gì người khác nói.

3. Có nhiều kiến thức sâu rộng về nhiều chủ đề khác nhau

Người thông minh biết nhiều điều mà bạn biết rất ít hoặc chưa từng được nghe bao giờ. Điều này có nghĩa họ thực sự quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh họ. Họ luôn tìm cách tự học và tìm tòi càng nhiều thông tin càng tốt. Nếu họ cảm thấy không hiểu rõ về một vấn đề, họ sẽ dành thời gian tìm tòi để hiểu hoàn toàn vấn đề đó. Họ cũng có xu hướng đọc nhiều sách, xem các phim tài liệu và tham gia các khóa học giáo dục trong thời gian rảnh để gia tăng kiến thức và nâng cao kỹ năng.

4. Biết cách quản lý công việc và tổ chức gia đình

Người thông minh luôn biết cách tạo ra thời gian rảnh và không bao giờ nói "Tôi không thể". Nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi những người khác có đủ sức khỏe để hoàn thành tất cả công việc. Những người thông minh nhận biết giá trị của mỗi công việc để cân bằng chúng, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, giải trí và làm việc trong ngày.

5. Không bao giờ chế nhạo hoặc khiến người khác thấy kém cỏi

Người thông minh là người biết luôn có người thông minh hơn mình. Những người thông minh không bao giờ hạ thấp giá trị của người khác. Thay vào đó thường giúp đỡ người khác vượt qua các chướng ngại về kiến thức khi có thể.

6. Có trình độ học vấn sâu rộng

Bạn hầu như không hề biết về điều này nếu như không nhìn thấy lý lịch của họ. Người thông minh thường có bằng cấp ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Người thông minh thường cảm thấy chán với một loại công việc, vì thế họ có xu hướng làm nhiều loại việc trong sự nghiệp của họ. Đôi khi họ dành thời gian cho 2 hoặc 3 công việc trước khi đến 40 tuổi trong khi nhiều người trong chúng ta chỉ sẵn sàng làm một công việc.

7. Không nghĩ mãi về sai lầm

Khi mắc sai lầm, người thông minh thường không suy nghĩ mãi về vấn đề đó, họ tìm cách giải quyết vấn đề và luôn có những giải pháp tốt nhất. Người thông minh luôn động não đối phó với tất cả những vấn đề trong cuộc sống - dù tốt hay xấu, họ luôn tìm cách giải quyết mọi tình huống sao cho hiệu quả nhất.

Theo Nhượng Quyền Thương Hiệu

Warren Buffett, Bill Gates vừa đọc sách gì?

Warren Buffett, Bill Gates và Charlie Munger đã có một cuộc phỏng vấn nhanh trên kênh CNBC sáng 5/5, trong đó các tỷ phú này đã chia sẻ một số cuốn sách mà họ đã đọc gần đây nhất.

Trong cuộc phỏng vấn trên kênh CNBC, người dẫn chương trình Becky Quick đã yêu cầu các tỷ phú Bill Gates, Warren Buffett, Charlie Munger chia sẻ tên cuốn sách mà họ mới đọc gần đây nhất và dưới đây là câu trả lời của họ:

Bill Gates
Bill Gates tiết lộ rằng ông vừa đọc xong cuốn sách của tác giả Ezekiel Emanuel với cái tên khá dài "Reinventing American Health Care: How the Affordable Care Act will Improve our Terribly Complex, Blatantly Unjust, Outrageously Expensive, Grossly Inefficient, Error Prone System" 
[(tạm dịch: Cải tạo hệ thống chăm sóc sức khỏe Mỹ: Làm thế nào Đạo luật Chăm sóc giá cả phải chăng có thể cải thiện tình trạng phức tạp, bất công, đắt đỏ, kém hiệu quả, lỗi hệ thống thường xuyên (của y tế Mỹ)].
Bill Gates có một mối quan tâm lớn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và công việc từ thiện (đặc biệt là các vấn đề quốc tế) nên không có gì khó hiểu khi ông chọn đọc cuốn sách về chi phí y tế quá cao ở Mỹ và những vấn đề cần giải quyết này.
Warren Buffett, Bill Gates vừa đọc sách gì? (1)
Bìa cuốn sách Reinventing American Health Care của tác giả Ezekiel J. Emanuel.
Ezekiel J. Emanuel, một giáo sư về y đức và chính sách y tế tại Đại học Pennsylvania kiêm cố vấn đặc biệt cho Nhà Trắng về cải cách chăm sóc sức khỏe, đã lý giải trong cuốn sách của mình lý do tại sao chăm sóc y tế ở Mỹ đã trở thành một vấn đề xã hội nóng bỏng và làm thế nào để cải thiện tình hình này.
Emanuel cũng giải thích chính xác cách thức cải cách American Health Care (viết tắt ACA) nhằm định hình lại hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay. Ông cũng đưa ra dự báo tương lai, xác định 6 xu hướng lớn định hình thị trường chăm sóc sức khỏe đến năm 2020 và xa hơn nữa.
American Health Care hay còn gọi là “Obamacare” là một đạo luật liên bang của Mỹ được Tổng thống Barack Obama ký quyết định ban hành vào tháng 3/2010, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và khả năng chi trả của bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ không có bảo hiểm bằng cách mở rộng bảo hiểm công cộng và tư nhân, đồng thời, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân và chính phủ Mỹ.
Đây cũng là những sửa đổi và bổ sung quan trọng nhất cho hệ thống y tế Mỹ kể từ khi thông qua luật Medicare và Medicaid từ năm 1965.
Charlie Munger
Charlie Munger người được xem là “cánh tay phải” của Warren Buffett cho biết, cuốn sách gần đây nhất mà ông đọc là "Faraday, Maxwell, and the Electromagnetic Field: How Two Men Revolutionized Physics” (tạm dịch: Faraday, Maxwell, và trường điện từ: Làm thế nào hai người đàn ông tạo ra cuộc cách mạng vật lý) của hai tác giả Nancy Forbes và Basil Mahon.
Charlie Munger cho rằng: Đây là cuốn sách khoa học ghi lại một thành tích tuyệt vời của hai nhà khoa học.
Warren Buffett, Bill Gates vừa đọc sách gì? (2)
Bìa cuốn sách Faraday, Maxwell, and the Electromagnetic Field: How Two Men Revolutionized Physics của Nancy Forbes và Basil Mahon.
Cuốn sách này tái hiện lại quá trình hai nhà khoa học táo bạo và sáng tạo nhất của thế kỷ 19, Michael Faraday (1791-1867) và James Clerk Maxwell (1831-1879) phát hiện ra trường điện từ, đặt nền móng cho những đột phá về công nghệ và lý thuyết tuyệt vời của thế kỷ 20.
Michael Faraday là một người tự học, người đã vượt qua định kiến xã hội và những thiếu thốn trong đào tạo bài bản về toán học để trở thành một nhà khoa học thiên tài. Trong khi, James Clerk Maxwell cũng được đánh giá là một trong những nhà vật lý toán học xuất sắc nhất của thời đại và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền vật lý thế giới.
Những phát kiến và nỗ lực hợp tác của Faraday và Maxwell đã dẫn đến nhiều đổi mới công nghệ cho con người hiện nay, từ phát điện đến truyền hình và nhiều hơn thế nữa.
Warren Buffett
Là một nhà đầu tư tài chính tài ba, Warren Buffett luôn có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực đầu tư tài chính. Vì vậy, các cuốn sách ông đọc hầu hết đều liên quan đến lĩnh vực này, và mới đây nhất là cuốn "Stress Test: Reflections on Financial Crises” (tạm dịch: Stress Test: Những phản xạ của cuộc khủng hoảng tài chính).
Đây là cuốn sách mới nhất của tác giả Tim Geithner về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Warren Buffett đánh giá: “Đây là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ nhà quản lý nào”.
Warren Buffett, Bill Gates vừa đọc sách gì? (3)
Bìa cuốn sách Stress Test: Reflections on Financial Crises của Timothy F. Geithner.
Là chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và sau đó là thư ký Kho bạc của Tổng thống Barack Obama, Timothy F. Geithner đã giúp Mỹ điều hướng các cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất (từ sự phát triển bùng nổ đến phá sản rồi giải cứu và phục hồi) của nước này kể từ cuộc Đại suy thoái.
Trong cuốn hồi ký này, Tim Geithner đã vén bức màn hậu trường của cuộc khủng hoảng, giải thích các lựa chọn và quyết định chính trị khó khăn mà ông phải đưa ra để sửa chữa một hệ thống tài chính bị phá vỡ và ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế Main Street cũng như tránh một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Stress Test cũng là một hướng dẫn có giá trị cho các chính phủ giúp quản lý tốt hơn các cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại và tương lai.
Theo Diễn đàn đầu tư

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả

Với một vài thói quen nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên một tài sản lớn từ mức lương còn khiêm tốn của mình. 


Nhận một mức lương 6 con số, một cuộc sống không phải lo lắng về tài chính luôn là mơ ước của bất cứ người nào trên thế giới này. Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn để được đứng vào top 1% người có thu nhập cao nhất thế giới như vậy. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng bạn không thể thụ hưởng cuộc sống. 

Nancy Butler, một chuyên gia trong lập kế hoạch tài chính tại Mỹ cho biết: “Nếu nhìn vào tổng số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời của bạn, bạn sẽ thấy hầu hết ai cũng có tổng thu nhập trên 6 con số, thế nhưng lại có rất ít người có thể trở thành triệu phú. Điều làm nên khác biệt ở đây chính là cách họ quản lý số tiền của mình.”

Với một vài thói quen nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên một tài sản lớn từ mức lương còn khiêm tốn của mình.

1. Thay đổi cách suy nghĩ về tiết kiệm

Thông thường, sau khi trừ đi những khoản chi tiêu hàng tháng và các loại thuế, bạn thường nhận ra rằng có lẽ bây giờ chưa phải là lúc để bạn bắt đầu tiết kiệm vì số tiền còn lại có thể là quá ít ỏi. Thế nhưng, bạn có biết rằng nếu bạn cứ tiếp tục chi tiêu như vậy, sẽ chẳng biết tới khi nào bạn mới có thể bắt đầu kế hoạch tích luỹ cho chính bản thân mình. 

Vì thế, chúng ta cần một sự thay đổi nhỏ ở đây. Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền bạn kiếm được hàng tháng, hãy trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm ngay từ ban đầu, sau đó cân nhắc chi tiêu số còn lại. Thoạt nhìn 2 cách làm này khá tương tự nhau, nhưng về hiệu quả thì lại khác nhau hoàn toàn.



Theo Butler: “Hầu hết mọi người thường chi tiêu trước và chỉ tiết kiệm số còn lại. Lý do là khi tài khoản của bạn tăng lên, theo một lẽ tự nhiên, các nhu cầu của bạn cũng sẽ tăng theo, như vậy sẽ thật khó để khiến bạn dừng lại chừng nào bạn vẫn còn tiền trong tài khoản. 

Vì thế, kế hoạch tiết kiệm của bạn sẽ hoàn toàn khả thi nếu như bạn trích ra một khoản để tiết kiệm ngay từ khi mới nhận lương, đóng thuế rồi mới cân nhắc số còn lại cho hợp lý. Tuy nhiên, chớ nên hiểu lầm rằng bạn phải tiết kiệm 50% thu nhập của mình rồi sống “cầm hơi” qua ngày. 
Cũng đừng đánh giá thấp con số 5% vì dù sao như vậy vẫn tốt hơn là không tiết kiệm một chút nào. Thử làm phép nhân 5% với toàn bộ thời gian làm việc của bạn cho tới lúc nghỉ hưu, con số mà bạn nhận được sẽ chẳng hề nhỏ bé.

2. Có một mục tiêu cụ thể

Làm gì với số tiền tích luỹ được là câu mà bạn nên tự hỏi bản thân trước khi bắt đầu kế hoạch của mình. Cũng giống như một vận động viên luyện tập ngày đêm để có thể giành chức vô địch tại thế vận hội, sẽ thật khó để bạn có thể tiết kiệm chi tiêu một cách hiệu quả khi bạn không biết mình sẽ làm gì với số tiền đó. 

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả (2)

Các chuyên gia tài chính khuyên chúng ta nên có một bản kế hoạch 5 năm, trong đó ghi cụ thể những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong thời gian đó và bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu đó. 

Và bất kể mục tiêu của bạn là gì, mua nhà, mua xe hơi, đi du lịch hay tiết kiệm cho tuổi già, chỉ cần mục tiêu đó lúc nào cũng hiện hữu trong đầu bạn, bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành mục tiêu của mình.

3. Sống giản dị như những triệu phú “bí ẩn”

Nhắc tới triệu phú hay tỷ phú, chúng ta thường liên tưởng tới những siêu biệt thự khổng lồ và gara xe thể thao hào nhoáng. Tuy nhiên, đa số các triệu phú trên thế giới đều không sống như vậy. Có thể kể tới hàng loạt những tỷ phú đáng để chúng ta học hỏi. 

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả (3)

Với 58,2 tỷ USD (năm 2014), nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện vẫn sống ở thành phố quê hương ông Omaha, Nebraska, trong ngôi nhà ông mua với giá 31.500 USD từ 50 năm trước. Phòng làm việc của ông thậm chí còn không có máy vi tính hay bảng giá chứng khoán

Còn người giàu thứ 2 thế giới năm 2014 với 64 tỷ USD, Amancio Ortega, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Zara nổi tiếng vẫn sống trong một căn hộ chung cư khiêm nhường ở Tây Ban Nha. Nếu không theo dõi tin tức, có thể những người láng giềng sẽ chẳng thể tin rằng họ đang sống cạnh những tỷ phú.

Theo Tiến sĩ Thomas J. Stanley, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The Millionaire Next Door: The Surprising Secrets of America’s Wealthy” (tạm dịch: Khi láng giềng là triệu phú: Sự thật bất ngờ về sự giàu có của nước Mỹ), “Các triệu phú không nổi tiếng bằng cách khoe tiền của họ.” 

Tiến sĩ Stanley đã dành 2 thập kỷ để phỏng vấn với các triệu phú và kết luận rằng “Các triệu phú tại Mỹ trở nên giàu có do làm việc chăm chỉ, đầu tư thông minh và sống tiết kiệm.” 

Điển hình như David Sapper, chủ sở hữu của một công ty kinh doanh xe hơi cũ tại Las Vegas, cùng vợ kiếm được 500.000 USD một năm nhưng hiếm khi tiêu quá 2.500 USD trong một tháng. Bằng cách sử dụng 90% thu nhập của mình để tiết kiệm và đầu tư, Sapper dự định sẽ nghỉ hưu sớm và đi du lịch.

4. Hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ

Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 hay 30, về hưu xem chừng còn quá xa vời và việc tiết kiệm cho lúc đó xem ra chưa phải là việc ưu tiên lúc này. 

Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà bạn còn đang phải dành một khoản tiền không nhỏ cho các buổi tiệc, mừng đám cưới, trả tiền nhà và sử dụng nốt phần còn lại cho những điều cần thiết cho tuổi trẻ như đi du lịch nước ngoài hay mua sắm một vài món đồ thời thượng. 

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả (4)

Vậy nhưng thật không may, bạn tiết kiệm càng muộn, số tiền bạn cần bỏ ra càng nhiều. Và ngược lại khi bạn tiết kiệm từ sớm, bạn sẽ hiểu được sức mạnh của “lãi kép”.

Hãy thử với một ví dụ đơn giản như thế này, giả sử bạn đang 30 tuổi và mỗi tháng bạn chuyển 50 USD vào tài khoản tiết kiệm của mình với lãi suất 7%, sau 20 năm số tiền mà bạn nhận được sẽ lên tới 56.000 USD. 

Trong khi đó, nếu như bạn chờ tới năm 40 tuổi để bắt đầu tiết kiệm, hàng tháng bạn sẽ phải bỏ ra 110 USD để có thể đạt được con số trên ở độ tuổi 50. 

Còn nếu như bạn bắt đầu kế hoạch của mình từ độ tuổi 20, con số mà bạn phải bỏ ra hàng tháng sẽ còn thấp hơn rất rất nhiều.

5. Nắm rõ các khoản thu chi cá nhân

Nhiều lúc chúng ta tự hỏi rằng mình đã tiết kiệm hết mức có thể mà tại sao số tiền tiết kiệm được lại chẳng “thấm vào đâu” so với con số mình nhẩm tính. Lý do có thể do chúng ta đã không quản lý nguồn tiền của mình một cách có hiệu quả. 

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả (5)

Một khi không nắm rõ các giao dịch trên tài khoản ngân hàng của mình, bạn sẽ không thể biết chính xác con số bạn cần để có thể thực hiện được bản kế hoạch của mình cũng như không biết khi nào nên dừng các cuộc mua sắm lại. Hãy tập trở thành “giám đốc tài chính” cho chính hộ gia đình của bạn.

6. Tránh xa các khoản nợ

Có lẽ ít người trong chúng ta mà chưa từng mắc nợ bao giờ, không ít thì nhiều. Một điểu không thể bỏ qua khi bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm đó là rà soát và “thanh toán” hết các khoản nợ còn tồn đọng. 

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả (6)

Càng sớm càng tốt bởi chừng nào bạn vẫn còn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nợ nần đó, bạn khó có thể dành hết tâm trí của mình cho cái kế hoạch kia. Bạn sẽ luôn cần tới một “quỹ dự phòng” nho nhỏ dành cho những công việc đột xuất như hỏng xe và những lúc đau ốm.

7. Tăng thu nhập

Tìm cách để tăng thu nhập, đây có lẽ là điều chúng ta thường nghĩ tới đầu tiên nhưng không phải lúc nào cũng khả thi. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo số tiết kiệm cũng gia tăng bởi lẽ khi thu nhập tăng lên, cách sống của chúng ta cũng thay đổi theo điều đó. Ngoài việc được tăng lương từ công việc chính của mình, còn một vài cách khác để bạn có thể cải thiện thu nhập của mình.

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả (7)


Thứ nhất, bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách làm thêm một công việc thứ hai, đó có thể là một công việc bán thời gian mà bạn yêu thích hoặc có liên quan tới công việc hiện tại của bạn. Không chỉ giúp tăng thêm thu nhập, bạn sẽ cảm thấy sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn khi được làm những gì mình yêu thích. 

Một người bạn của tôi hiện đang phụ trách mảng kỹ thuật cho một công ty tư nhân, tuy nhiên anh cũng là một người đam mê nhiếp ảnh và ảnh của anh cũng được khá nhiều người yêu thích. Vì thế, anh thường tranh thủ cuối tuần chụp ảnh dịch vụ để có thêm thu nhập. 

Một ý tưởng khác là bạn có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài (nên có sự trợ giúp từ các chuyên gia tài chính). Nguồn thu nhập càng đa dạng, khả năng thành công của kế hoạch tiết kiệm của bạn càng cao.

8. Sử dụng dịch vụ tư vấn

Dù thế nào đi chăng nữa, đôi lúc bạn sẽ vẫn cần tới lời khuyên của các nhà tư vấn tài chính bởi cuộc sống luôn có rất nhiều bất ngờ ở phía trước. Có thể bạn là người thực hiện nghiêm túc 7 điều trên, nhưng chỉ một biến cố cũng có thể đưa toàn bộ công sức của bạn trở thành vô ích. 

8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả (8)

Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chẳng hạn. Hoặc một quyết định sai lầm trong lúc nóng giận cũng có thể dẫn tới hậu quả không lường trước được. Vì vậy, một chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như những lời khuyên hợp lý trong bất kỳ tình huống nào.

Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider