Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Kiếm tiền thế nào từ chuyện An Dương Vương đánh Tần và Thống chế Phổ đánh Napoleon?

Chiến lược kinh doanh cũng dựa trên chiến lược quân sự. Liệu các vị tướng hiện đại có vận dụng được những chiến lược quân sự kinh điển? 
Người Việt Nam vẫn thường có sự so sánh dí dỏm nhưng thực tế: “Thương trường như chiến trường”. Môi trường kinh doanh dù không bom rơi lửa đạn cũng khắc nghiệt, một sống một còn. Vì thế những chiến lược quân sự, tài cầm quân của các vị tướng cũng là những bài học đắt giá cho các doanh nhân thời nay.

Chiến lược chiến tranh nhân dân


Ở Việt Nam, một trong những chiến lược quân sự xuyên suốt lịch sử là chiến lược chiến tranh nhân dân. Khi nhắc đến những vị tướng quân đã sử dụng chiến lược này không thể không nhắc tới vua Thục Phán – An Dương Vương. 


Chiến lược chiến tranh nhân dân được phát triển bởi tinh thần toàn dân đánh giặc và phương thức đánh thông minh, hạn chế thương vong. Khi chống quân xâm lược nhà Tần hung mạnh, ông đã thực hiện kế “vườn không nhà trống”, để quân Tần thiếu lương thảo mà hỗn loạn, ông mới cho quân tiến đánh. Ông đã chủ trương không tấn công trực tiếp, giáp lá cà với quân Tần, mà khéo léo tận dụng lợi thế của mình về nơi ẩn nấp và lương thực. 


Nếu so sánh về góc độ quân sự, thực lực của Âu Lạc so với quân Tần đều quá bất cân xứng, nước ta gần như không có cơ hội nhỏ để chiến thắng. Tuy nhiên với chiến lược “chiến tranh nhân dân”, An Dương Vương đã biến không thể thành có thể.

Giả định quân Tần là con cá lớn thao túng trên thị trường kinh doanh, còn nước Âu Lạc chỉ là một công ty nhỏ, có thể bị nuốt chửng bất cứ lúc nào, thì học thuyết chiến tranh nhân dân mà ông đã để lại là một bài học quý giá cho các công ty có quy mô nhỏ trong thời bình.

Ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam không còn lạ lẫm với những tên tuổi sừng sỏ trên thế giới như Procter & Gamble hay Unilever với các sản phẩm như Tide, Omo, Sunsilk, Rejoice, … Cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh với những công ty này gần như bằng 0. 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại và ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.


Điển hình như ViCo, một trong những doanh nghiệp sử dụng chiến lược “chiến tranh nhân dân” ở khía cạnh phát huy lợi thể vốn có của mình. 


Bí quyết thành công của Vico xuất phát từ ý tưởng lựa chọn khách hàng mục tiêu. Bột giặt “Vì dân” không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ở mặt quảng cáo, thương hiệu hay nói cách khác không thể “giáp lá cà” với Omo hay Tide. Thế nên “Vì dân” quay ra sử dụng chính lợi thế “giá rẻ” của mình để cạnh tranh, hướng tới đại đa số người dân Việt Nam làm nghề nông, có thu nhập thấp. 

Nếu như thành thị là của Tide, Omo, thì Vico vẫn sống khỏe nhờ "rút về nông thôn".


Chiến lược Flanker  (hay "đánh thọc sườn")


Trên thế giới, cũng có nhiều chiến lược quân sự vĩ đại đã, trong đó phải nhắc tới chiến lược tấn công sườn Flanker Strategy, chiến lược quyết định thắng thua trong trận chiến Waterloo. Đây là một trong những trận đánh nổi tiếng, liên quân Anh và Phổ hợp sức đánh Pháp tại làng Waterloo Bỉ, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoleon. Chiến lược này tập trung phá vỡ kết cấu vững chắc, gây rối loạn cấu trúc quân đội đối phương. Khi quân Phổ (đồng minh của Anh) tập kích vào sườn quân Pháp, đoàn quân tinh nhuệ của Napoleon nhanh chóng rối loạn và mất tinh thần, dẫn đến phá vỡ cấu trúc và tinh thần quân đội.


Trong marketing và branding, chiến lược này được áp dụng cho những công ty đã có danh tiếng, muốn mở rộng thị trường và tăng doanh thu bằng cách tung ra một thương hiệu nhánh. Tuy nhiên “thương hiệu nhánh” này phải ở cấp thấp hơn so với thương hiệu ban đầu của.

Ông Nguyễn Đức Sơn, giám đốc Chiến lược thương hiệu của Richard Moore đưa ra ví dụ: “Điển hình gần đây là dòng sản phẩm mới giá rẻ (so với các series của Iphone trước đó) Iphone 5C của Apple đã đóng góp vào tăng sale dòng Iphone của mình. Theo thống kê của trang Forbes, sau 3 tuần ra mắt, bộ đôi 5S & 5C đã bán được 9 triệu máy. Một con số kỷ lục kể từ khi series Iphone của Apple ra mắt năm 2007.”


Cái khó của Flanker Startegy là thương hiệu nhánh không được phá vỡ, hay làm ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu đã thành danh trước đó. Các tướng cầm quân cần cân bằng giữa lợi nhuận ngắn hạn và hình ảnh thương hiệu trong dài hạn.


Quay trở lại trường hợp của Apple, iPhone 5C “giá rẻ” có làm ảnh hưởng tới iPhone 5S và các dòng iPhone trước đó hay không? “Theo thống kê mới nhất của Forbes, kể cả mục tiêu tăng sales (mục tiêu đầu tiên của chiến lược Flanker trong marketing) cũng không như Apple mong đợi: cứ 3 cái bán ra thì 5S chiếm 2, còn 5C chỉ có 1. Bản thân Apple đang giảm công suất ban đầu 300,000 cái/ngày xuống 150,000 cái/ngày (theo CNN Money).”
Như vậy iPhone 5C đã ngấm ngầm làm ảnh hưởng tới thương hiệu dòng điện thoại cao cấp cuả Apple. Có thể nói, một công ty sừng sỏ như Apple cũng không dễ gì vận dụng khéo léo Flanker Strategy.


Một ví dụ khác là trường hợp của Tập đoàn Masan sản xuất mì gói. Sau thành công của Omachi là loại mì gói cao cấp, Masan tiếp tục tung ta các “thương hiệu nhánh” như Sagami và Kokochi tương ứng với các phân khúc đại chúng và bình dân. Đến năm 2002, theo Euromonitor, Omachi đã chiếm 8% thị phần mì cao cấp, mì Tiến Vua chiếm 5,7% thị phần trung cấp và Kokomi chiếm 1,9% thị phần mì thấp cấp. Kỳ vọng gia tăng thị phần mì, đẩy nhanh doanh số, Masan lại tung ra loại mì gói thương hiệu Sagami.

Theo báo cáo quý 3/2013 của Tập đoàn này, thị phần của Masan trong ngàng mì ăn liền hiện tại là gần 30%. Flanker Strategy được Masan vận dụng hiệu quả không chỉ giúp Omachi có chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn mở đường cho các thương hiệu con khác. Masan cũng đạt được mục đích mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu.

Nhìn chung, mỗi “chiến lược quân sự” dưới tài cầm quân của các doanh nhân có thể những chiến lược kinh doanh kinh điển, quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty và doanh nghiệp. Chúng ta đều chờ đợi những trận chiến lịch sử tái diễn trên thương trường của thời bình.
Theo Cafebiz

Những bài học của một CEO đã 10 lần khởi nghiệp thất bại

Chúng ta hãy cùng nghe những chia sẻ từ Kurt Theobald, đồng sáng lập và CEO của Classy Llama, một công ty cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử như tiếp thị, lên các chiến lược quảng bá xây dựng thương hiệu và phát triển các trang web thương mại điện tử. Anh đã từng khởi nghiệp 10 lần trong năm năm và thất bại đủ 10 lần.


Cho tới startup thứ 11 của mình, anh đã làm được hơn cả kỳ vọng mình đặt ra, biến Classy Llama thành một công ty có doanh thu lên tới ba triệu đô la và xếp thứ 454 trong Top 500 công ty phát triển nhanh nhất nước Mỹ trong năm 2013.

Vẫn biết thất bại là mẹ thành công, nhưng việc liên tiếp nhận 10 lần thất bại lại là chuyện khác. Tuy nhiên, điều đáng phục hơn là vì sao Theobald có thể đứng dậy đi tiếp sau mỗi lần thất bại. Dưới đây là chín bài học rút ra từ 10 lần thất bại của anh. Nó đã giúp anh rất nhiều để đạt được thành công hiện nay.

Bài học thứ 1: Đừng mù quáng trước các cơ hội kinh doanh
Với Theobald, đây là một trong những bài học đắt giá nhất của anh. Anh đã từng có thói quen khi cảm thấy hứng thú với việc gì hoặc có một cơ hội xuất hiện ngay trước mắt, anh liền ngay lập tức chộp lấy. Và bởi vì theo đuổi quá nhiều cơ hội như thế và chẳng đặt ra cho mình bất cứ chiến lược nào cho những cơ hội đó đã làm cho anh thất bại nhiều lần.

Chính vì thế, hãy hành động một cách chiến lược. Đừng chỉ nắm bắt cơ hội mà quên đi việc phát triển tiềm năng của bản thân. Đặt mục tiêu của mình lên trên và bạn sẽ học được cách xác định chính xác cơ hội nào là dành cho mình.

Bài học thứ 2: Thất bại là cần thiết, nhưng đừng thất bại quá nhanh
Một câu thần chú trong giới startup toàn cầu chính là “rớt nhanh” (“fail fast”). Nhưng vấn đề là như thế nào là thất bại nhanh hơn mức cần thiết? Áp dụng phương pháp thất bại nhanh này, nhưng đừng quá lạm dụng nó. Hãy sử dụng nó với sự kiên trì và quyết tâm kiên định.

10 lần thất bại trong 5 năm chỉ vì Theobald tự nhận mình là một người không có kiên nhẫn, và tính cách đó dẫn anh tới sự yếu đuối. Anh nhận ra rằng, muốn là một nhà kinh doanh thành công, anh phải gắn chặt với cái mình chọn và nếu thất bại thì lần sau thử một hướng tiếp cận mới, và rồi họ sẽ có được cái họ muốn. Đừng để bản thân thất vọng khi bạn đào vàng và từ bỏ khi chỉ còn cách kho báu có vài cm nữa thôi.

Bài học thứ 3: Xác định kế hoạch cho mình

Mọi startup thành công hiện nay đều có chung một điểm: tìm ra được bí quyết của riêng mình và mở rộng kinh doanh. Nhưng bạn không thể mở rộng kinh doanh khi chưa tìm ra được kế hoạch của riêng mình.
Đóng một cái đinh thật chặt vào con đường phát triển bằng cách tìm ra một kế hoạch phù hợp với sự phát triển và đường hướng hoạt động của startup, rồi sau đó mới thực hiện việc mở rộng. Nathan Furr và Paul Ahlstrom cũng đã viết như thế trong cuốn sách của mình “Nail it, Then Scale it” và thêm vào rằng “Nếu như bạn làm sai thứ tự, bạn sẽ ngã ra khỏi vách đá đấy” (“Do this in the wrong order and you’ll drive off a 500-ft cliff”).

Với Theobald, bài học này đến với anh trong một lần anh thất bại. Khi anh quyết định mở rộng kinh doanh, anh mới nhận ra rằng doanh thu của mình không đủ trang trải cho mô hình kinh doanh mà anh đã lập ra; đồng nghĩa với việc anh đã chọn sai kế hoạch khi công ty đang ở trong thời kỳ đầu phát triển.

Bài học thứ 4: Biết được mình là ai

Bạn có phải là một nhà kinh doanh tiềm năng hay không? Đó là câu hỏi có thễ giúp bạn vực dậy tinh thần mình sau khi thất bại. Bạn phải xác định được rằng bạn là ai, và nếu bạn là một nhà kinh doanh sẽ thành công trong tương lai, bạn phải có những phẩm chất cần thiết và một trong số đó là sống với công ty của bạn.
Theobald có 2 phẩm chất mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng phải có. Một là khi thất bại, anh luôn đứng dậy. Hai là anh đứng dậy vì anh xem bản thân mình là chủ một doanh nghiệp, nếu không tự vực dậy được bản thân, anh đã phản bội chính niềm tin của mình.

Anh đã chia sẻ: “Bạn không thể dừng lại. Và bạn không có sự chọn lựa nào khác bởi vì nếu bạn đã quyết định đi theo con đường kinh doanh, tức là bạn đã đồng ý ký một hợp đồng hy sinh cả cuộc đời với nó.”

Bài học thứ 5: Luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”

Trong đó, câu hỏi tại sao quan trọng nhất chính là “Tại sao bạn làm việc này?” Lý do, mục đích của bạn là gì? Và câu trả lời sẽ làm sáng tỏ khát khao và ước mơ của bạn. Một ví dụ điển hình chính là Steve Jobs. Ông quay trở lại Apple khi đã mất đi quyền kiểm soát công ty do mình tạo nên và nhận chỉ một đô la lương cho công việc của mình. Nhưng ông vẫn dành hết dức mình cho công ty, bởi vì Steve Jobs thực sự quan tâm tới việc truyền tải sự vĩ đại. Đây dường như là điểm khác biệt hoàn hảo giữa những founder thành công tột bậc với đa số những nhà kinh doanh thành công nhỏ lẻ còn lại.

Hãy đào sâu hơn nữa vào trí óc của bạn và tìm thấy nguồn gốc, động lực sâu nhất thúc đẩy bạn mở một công ty. Nếu bạn chỉ làm vì một vài lợi ích nhỏ như là giàu có hơn một chút, tự do hơn một chút hay là độc lập hơn thì rốt cuộc, bạn cũng sẽ bị những áp lực và stress trong ngành kinh doanh đẩy ra khỏi cuộc chơi mà thôi.

Bài học thứ 6: Đừng coi thường mọi người

Khi đã nhận ra được tầm quan trọng của câu hỏi tại sao, bạn sẽ hiểu được phần nào về khả năng trở thành một founder trong bạn. Theobald ngày xưa đã từng nghĩ rằng anh theo đuổi cơ hội với mục đích tạo lợi ích cho chính mình. Nhưng anh đã quên mất rằng để thành công, một mình mình thì chưa đủ mà còn cần tới những người khác. Khi Theobald thay đổi cách suy nghĩ từ chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân sang việc chú trọng tạo ra thành công cho cả những người xung quanh, anh đã nhận được rất nhiều phản hổi tích cực và khác xa với những thất bại anh đã từng gặp.

Để có thể tạo ra lợi ích cho cả một nhóm người (có thể là nhân viên, khách hàng hoặc nhà đầu tư của bạn, hay là bất cứ ai bạn muốn hướng tới) thì bạn hãy tự đặt mình trong vị trí của họ và giúp họ đạt được điều họ muốn. Jeff Walker, một nhà kinh doanh gọi hành động này là “san sẻ thứ nước màu mỡ” cho nhiều người. Họ giàu có, bạn cũng sẽ giàu có theo vì những người này đề có tác động tích cực đối với bạn và chính bạn lại là người tạo nên thành công cho họ.

Bài học thứ 7: Phải biết trao quyền

Một trong những yếu tố quyết định thành công chính là trao quyền. Hỗ trợ nhân viên của bạn thành công và đem một phần quyền kiểm soát của mình cho họ. Có thể bạn sẽ ngay lập tức phản đối việc này. Quyền lực là của bạn ngay từ đầu, là đứa con mà bạn đã nuôi dưỡng rất lâu. Nếu không có quyền lực thì khác gì bạn đã từ bỏ startup của mình. Có phải bạn đang nghĩ như vậy không?

Tuy nhiên, từ những kinh nghiệm của mình Theobald phản đối quan điểm giữ rịt quyền kiểm soát trong tay founder mà không chia sẻ nó cho ai khác. Theo anh, quyền lực là một thứ nguy hiểm, bạn giữ càng nhiều thì bạn sẽ có xu hướng ỷ lại vào nó nhiều hơn. Nếu như bạn cho nó đi, bạn sẽ học được cách kiểm soát công ty mà không cần có quá nhiều quyền lực trong tay. Hơn thế nữa, thành công như đã nói ở trên không chỉ đến từ một người mà đến từ một tập thể. Nếu bạn cứ giữ rịt lấy quyền lực và ra lệnh cho cấp dưới làm theo ý mình thì có bao nhiêu phần trăm bạn chắc chắn rằng mình thông minh và sáng suốt hơn cấp dưới của mình và quyết định của mình là hoàn toàn phù hợp. Rõ ràng, bạn chẳng khi nào chắc về điều đó được cả, và thậm chí bạn sẽ còn gặp stress nặng nếu cứ tiếp tục gánh hết tất cả mà không san sẻ cho ai khác.

Chính vì thế, founder nên biết cách cho đi một phần quyền lực của mình và kiểm soát phần trung tâm còn lại như là tầm nhìn, mục đích hoạt động và những giá trị cốt lõi.

Bài học thứ 8: Lợi nhuận không phải lúc nào cũng quan trọng

Một startup cần nhất là lợi nhuận nhưng nếu chỉ biết chú trọng vào lợi nhuận thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội to lớn khác. Bởi vì lợi nhuận là phần cuối cùng trong một mắt xích kinh doanh và để đạt được nó, những mắt xích phía trước quan trọng hơn nhiều.

Khi hoạt động của startup hiệu quả, thì kích thước của miếng bánh startup (hay giá trị của startup) lớn hơn trước và trở thành đòn bẩy để lợi nhuận của bạn tăng lên. Đừng mãi chỉ chăm chăm vào chiếc ví của mình. Phân quyền và kiểm soát hiệu quả làm việc của từng bộ phận để chắc chắn cả bộ máy chạy mượt mà sẽ làm cho giá trị của startup ngày càng hấp dẫn và lợi nhuận theo đó ngày càng tăng lên.

Bài học thứ 9: Hãy sáng tạo

Theobald đề cập tới một trường hợp của một người gặp phải khó khăn và  nhận lời khuyên của một cố vấn rằng anh hãy cứ làm nhưng những gì mình đã thực hiện và anh sẽ chiến thắng thôi. Và thế là từ hết lần này tới lần khác, thất bại và đứng dậy, anh ta tiếp tục làm điều mình đã làm và cho đến một ngày, anh ta gục xuống và không bao giờ đứng dậy được nữa.

Theobald đã chia sẻ rằng sẽ chẳng có thứ gì biến mất nếu như bạn cứ tiếp tục làm những việc giống nhau. Nó giống như là bạn cứ đâm đầu vào một bức tường hết lần này sang lần khác thì bức tường nó vẫn ở đó và đầu bạn thì càng ngày càng đau vì cứ đập hoài vào nó. Vậy sao bạn không dừng lại chuyển hướng xem, đi vòng qua bức tưởng hoặc thay đổi phương thức phá tường như là lấy búa hay dùng bom nổ chẳng hạn. Rõ ràng những hướng tiếp cận mới này hiệu quả hơn nhiều so với hướng tiếp cận cũ. Và nó cũng là cách bạn hình dung ra việc học từ thất bại. Thay đổi phương thức bạn từng làm, tránh làm theo hướng mà bạn đã từng thất bại, thì chẳng mấy chốc bạn sẽ thành công mà thôi.

Theo Twenty

Các triệu phú quản lý thời gian của họ như thế nào?

Jaime Tardy là một nữ tác giả, kỳ giả chuyên về đề tài giải mã thành công của những triệu phú, tỷ phú thành đạt. Bà có dịp phỏng vấn hơn 130 triệu phú thành đạt trên thế giới về các bí quyết giúp họ thành công, trong đó, quản lý thời gian là một kỹ năng quan trọng.

Dưới đây là 4 lời khuyên để quản lý thời gian hiệu quả, và cuối mỗi lời khuyên, Jaime Tardy khuyến nghị các hành động cụ thể để rèn luyện:

1.  Viết ra mọi thứ trong đầu.
David Allen, tác giả của quyển “Getting Things Done”, chia sẻ:
“Hãy viết ra tất cả những gì bạn đang quan tâm. Tuy cách này không thể giúp bạn giải quyết hết vấn đề nhưng nó thật sự tạo nên khác biệt. Bằng cách viết ra, mọi vấn đề được hiển hiện rõ ràng, để căn cứ trên đó, bạn nhanh chóng ra quyết định hay lựa chọn đâu là trọng tâm cần dồn sức vào.”

Hành động:
Hãy viết ra mọi vấn đề bạn đang bận tâm, dù là việc công hay việc tư. Bạn có thể viết vào danh sách việc cần làm, hay bất kỳ đâu thuận tiện. Sau đó, dành thời gian sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng-cấp bách.

2. Chủ động  trì hoãn.  Rob Rawson, CEO của TimeManagement.con và Staff.com, chia sẻ:
“Lúc nào tôi cũng có danh sách khoảng 200 việc cần làm, tất cả đều là việc hay ho cả. Nhưng tôi không thể làm tất cả. Chính vì lẽ đó, hãy biết cách trì hoãn làm những việc có vẻ quan trọng để dành thời gian và công sức cho những việc thực sự quan trọng. Sau mỗi ngày, mỗi tuần, tôi xem lại danh sách những việc cần làm và luôn tự hỏi, “việc này có còn cần thiết hay không?”

Hành động:
Đừng nghĩ rằng bạn phải hoàn thành ngay mọi việc trong danh sách. Đôi khi, sau khi chủ động trì hoãn, bạn sẽ nhận ra một số việc không thực sự quan trọng và cần thiết như cảm nhận ban đầu.

3. Có mục đích và kế hoạch rõ ràng cho một ngày.  JV Crum III, CEO & sáng lập của Conscious Millionaires Institute, chia sẻ:  

“Có mục đích và kế hoạch rõ ràng cho một ngày là điều kiện tiên quyết để có năng suất, hiệu quả làm việc cao trong ngày. Nếu bạn thức dậy mà không hề có một mục đích nào cho ngày hôm đó, thì đó là một thất bại được báo trước.”

Rob Rawson cũng chia sẻ tương tự:
“Tôi tập trung ưu tiên cho công việc của ngày hôm nay và ngưng nhận thêm e-mail hoặc bất kỳ những nhiệm vụ ngẫu nhiên, không rõ mục đích. Nhờ đó, tôi xác định được đâu là công việc sẽ giúp tôi đạt được mục tiêu dài hạn, và đưa chúng lên đầu danh sách những việc cần làm.”

Hành động:
Hãy lên danh sách những việc quan trọng cần ưu tiên nhất trong ngày hôm nay vào đêm hôm trước, hoặc và sáng sớm, trước khi bạn bị xao nhãng bởi những công việc “bình thường” khác.

4. Bài tập “Friday 15”. Đây là phương pháp được giới thiệu bởi triệu phú Hugh Culver.


“Tôi dành 15 phút cuối ngày Thứ Sáu hằng tuần để làm ba việc.

Thứ nhất, tôi nhìn vào danh sách những việc cần làm trong tuần tới của mình, để phân loại ra đâu là những việc tôi chỉ làm một loáng là xong, chẳng hạn như gọi lại cho khách hàng, thanh toán hóa đơn, hay cập nhật trang blog cá nhân. Tôi xếp những việc này vào một nhóm.

Thứ hai, tôi phân loại những việc nào tôi có thể ủy thác hay thuê ngoài, và xếp chúng vào một nhóm.

Sau cùng, tôi còn lại những việc thật sự quan trọng và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhất cho tuần tiếp theo, tôi sắp xếp các việc này theo thứ tự ưu tiên, để đảm bảo đến thứ Sáu tuần sau, tôi phải hoàn thành hết những việc này. Trước khi ra về, tôi dọn dẹp khu vực làm việc gọn gàng, sạch sẽ để sẵn sàng cho tuần mới.

Hành động:
Hugh Culver đã mô tả cụ thể phương pháp “Firday 15” và những việc cần làm.
Bạn luôn muốn hoàn thành mọi việc nhưng không phải lúc nào bạn cũng có khả năng thực hiện điều này, và không phải lúc này việc này cũng cần thiết. Nên hãy xác định rõ mục đích của một tuần và sàng lọc những việc thực sự quan trọng và cần thiết mà bạn phải dành thời gian và công sức cho chúng.

Bí quyết chung của tất cả triệu phú là: chịu trách nhiệm với thời gian của chính mình.

Như Lão Tử từng nói: “Người ta tạo ra thời gian, nói “không có thời gian cho việc này” cũng giống như nói “tôi không muốn làm việc này” vậy!.
Theo PACE/Lược dịch từ Michaelhyatt)

Khởi nghiệp kinh doanh từ con số 0 như thế nào?

Phải bắt đầu từ đâu, phát triển công ty bằng cách nào khi bạn chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm? 
Câu hỏi: Hiện tôi đang khởi động một kế hoạch kinh doanh và gần như đi từ con số 0. Vậy tôi nên bắt đầu từ đâu khi mình hoàn toàn chưa có kinh nghệm?


Trả lời: Trước hết xin chúc mừng bạn vì đã có một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Sở hữu công ty riêng sẽ có những mối nguy hiểm rình rập nhưng tôi đảm bảo là hoàn toàn có ích đối với bạn.


Về thắc mắc làm sao có thể khởi động công ty khởi nghiệp, đưa nó phát triển nhanh chóng khi không có hoặc có rất ít kinh nghiệm, tôi xin đưa ra những lời khuyên sau:


Viết một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể


Một số người sẽ nói rằng, bạn không cần đến bất cứ một bản kinh doanh nào cả, điều này hoàn toàn sai lầm. Thay vào đó, tôi thành thật khuyên bạn phải viết một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết. Bạn sẽ biết được mọi ẩn số khi tự đặt câu hỏi về những gì có thể xảy ra trong quá trình viết nên bản kế hoạch này. 


Việc này thực tế rất đơn giản, bạn không cần phải tốn tiền để mua những phần mềm viết kế hoạch kinh doanh đắt đỏ, có rất nhiều bản miễn phí trên internet. Bạn chỉ cần “google search” và chọn ra phiên bản nào phù hợp nhất với mình.


Điều này đặc biệt có ích khi bạn hoàn toàn chưa chắc chắn và còn nhiều hoài nghi về kế hoạch kinh doanh. Bạn có thể lập một bản lãi lỗ tạm tính từ đó xác định tương lai của kế hoạch này và đưa ra những quyết định đúng đắn. Đương nhiên, nếu tình hình không được khả quan, bạn có thể từ bỏ nó mà không phải chịu bất cứ thất bại cay đắng nào.


Đầu tư công phu cho website của công ty


Trong thế giới ngày nay, website đóng vai trò như bộ mặt của công ty, chính vì thế nó rất đáng để đầu tư cả về thời gian lẫn tiền bạc. Tôi đã chứng kiến nhiều công ty khởi nghiệp bỏ bê việc chăm sóc website của họ và nhận hậu quả.


Đừng bao giờ mắc phải sai lầm này, thực tế việc này hoàn toàn có thể tránh được. Các công ty khởi nghiệp có đủ tiềm lực tạo ra một website chất lượng với giá cả phải chăng. Việc của bạn là tìm ra một kỹ sư thiết kế có năng lực để tạo ra nó. Một gợi ý là bạn có thể tìm đến những sinh viên vẫn còn đang học đại học chuyên ngành thiết kế web, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn.


Nếu bạn thực sự muốn website của mình đạt đến vị trí cao nhất, tôi khuyên bạn nên tìm đến những chuyên gia thiết kế web chuyên nghiệp. Giá có thể đắt hơn, nhưng nó xứng đáng để tạo nên một thương hiệu cho công ty.


Ra ngoài và gặp gỡ thật nhiều người


Khi bạn không biết nơi nào đề bắt đầu, điều tốt nhất cần phải làm là hỏi những người xung quanh, hoặc những ai có liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang nhắm tới. Hãy gặp gỡ, nói chuyện và hợp tác với những người đang làm những điều tương tự như bạn đang muốn làm.


Trước khi mở công ty, tôi cũng đã phải ghé thăm và trò chuyện với trên dưới 20 công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực trên toàn nước Mỹ. Tất cả đều rất nhiệt tình và hoàn toàn vui vẻ khi chia sẻ các bí quyết kinh doanh của họ. Vì thế, nếu bạn mở lòng và học hỏi, mọi người sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Theo Infonet

Người thành công làm gì trước khi đi ngủ?

Dưới đây là những thói quen trước khi đi ngủ của những người thành công như tổng thống Mỹ Obama, tác gia Michael Lewis, tỷ phú Bill Gates… do trang Business Insider đưa ra. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama thích làm việc tới khuya

Theo Carrie Budoff Brown của tờ Politco, không giống như người tiền nhiệm George W. Bush, đương kim tổng thống Mỹ Barrack Obama thích làm việc tới khuya. Ông Obama từng tổ chức cuộc họp qua điện thoại với các nhân viên cấp cao vào lúc 11 giờ đêm. Ông thường xuyên đọc sách và viết tài liệu tới tận khuya mới đi ngủ.


Năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Newsweek, ông Obama tự gọi mình là “cú đêm”, và mô tả một buổi tối thông thường của ông như sau: “Ăn tối và gia đình, đi chơi với con và cho chúng đi ngủ vào lúc 8h30. Sau đó tôi đọc tài liệu và làm các công việc bàn giấy hoặc viết lách cho tới khoảng 11h30. Sau đó tôi dành khoảng nửa tiếng đọc sách. Tôi thường đi ngủ vào khoảng 12h30 sáng hoặc muộn hơn một chút”. Obama cũng cho biết, nếu ông về nhà muộn vào buổi tối, ông sẽ cố xem chương trình “The Daily Show”. “Tôi cho rằng Jon Stewart thật xuất sắc”, ông Obama chia sẻ với tờ Rolling Stone.
Nhà phát minh Benjamin Franklin tự hỏi mình những câu hỏi để hoàn thiện bản thân mỗi tối
Trong cuốn tự truyện của mình, Franklin đã phác ra một lịch trình để giúp ông trở nên “hoàn thiện về mặt đạo đức”. Trong lịch trình này, Franklin tự hỏi mình mỗi tối: “Hôm nay tôi đã làm được gì tốt? Trước khi đi ngủ, ông “sắp xếp mọi thứ vào đúng chỗ, ăn nhẹ ban đêm, nghe nhạc hoặc trò chuyện và kiểm tra mọi hoạt động trong ngày. Franklin theo dõi sự tiến bộ của bản thân từng ngày.
CEO của Facebook Sandberg tắt điện thoại di động vào buổi tối
Sandberg làm việc cho một hãng công nghệ nhưng bà biết khi nào cần ngắt kết nối công nghệ. Sandberg từng chia sẻ với tờ USAToday rằng “điều này thật khó” nhưng bà vẫn tắt điện thoại vào buổi tối để không bị đánh thức khi đang ngủ. “Điều đầu tiên và cuối cùng tôi làm mỗi ngày là kiểm tra hòm thư điện tử”, Sandberg chia sẻ.

Winston Churchill chợp mắt, tắm và uống rượu tới nửa đêm
Thủ tướng Anh luôn tuân thủ lịch trình hàng ngày của mình bất kể việc gì xảy ra. Trong cuốn sách của mình, Mason Currey từng ghi lại lịch trình một ngày của Churchill như sau: Khoảng 5h chiều, Thủ tướng uống một ly whisky nhẹ và soda trước khi ngủ khoảng 1,5 tiếng. Churchill cho rằng một giấc ngủ ngắn như thế này giúp ông có thể làm việc được 1,5 ngày trong 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, ông thức giấc và chuẩn bị ăn tối. Khoảng 8h, ông ăn tối, sau đó uống rượu nhẹ và hút xì gà tới nửa đêm. Vì thời gian ngủ bất thường nên có khi Churchill tổ chức cuộc họp nội các trong phòng tắm.
Arianna Huffington chỉ đọc những cuốn sách “đích thực” trước khi đi ngủ
Huffington bỏ iPad, Kindles, laptop và tất cả các thiết bị điện tử khác ra khỏi phòng ngủ của mình mỗi tối. Thay vào đó, bà đọc sách, những cuốn sách bà cho là “đích thực”

Michael Lewis thích viết trong khoảng thời gian từ 7h tối tới 4h sáng
Tác giả Robert Boynton từng hỏi Lewis về thời gian viết sách lý tưởng của ông và được trả lời như sau: “Tôi thường viết vào khoảng từ 7h tối tới 4h sáng. Tôi thích đi trước mọi người bằng cách bắt đầu ngày mới vào lúc nửa đêm. Thời gian buổi tối rất yên tĩnh, không có điện thoại cũng không bị làm phiền”.

Cựu nhân viên Google Keval Desai làm việc vào buổi tối để tập trung hơn
Desai, cựu giám đốc sản phẩm tại Google và hiện làm việc tại InterWest Partners, cho biết ông có thói quen làm việc muộn vào buổi tối. Desai chia sẻ ông thường chọn một việc mỗi tối và sẽ không đi ngủ nếu chưa hoàn thành việc đó. “Phần lớn thời gian ban ngày tôi dành để họp, và lúc duy nhất tôi cảm thấy tập trung là vào buổi tối, khi cả nhà đã đi ngủ”, ông chia sẻ.

Kate White, cựu tổng biên tập tạp chí Cosmo viết bài vào ban đêm
White thường dành thời gian ban ngày viết tiểu thuyết và ban đêm viết blog và biên tập bài. Tôi uống vài ly espresso vào buổi tối để tỉnh táo hơn.

Bill Gates luôn đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ
Nhà sáng lập Microsoft chia sẻ với tờ Seattle Times: “Hầu như mỗi tối tôi đều đọc sách khoảng 1 giờ, trước nghi ngủ thiếp đi”. Gates thích những cuốn sách nhiều thông tin và lời văn hay với các chủ đề từ y tế, biến đổi khí hậu cho tới kinh doanh và chính trị. Gates cho biết ông đọc rất nhanh dù chưa bao giờ tham gia một khóa đọc sách nhanh nào.
Vera Wang dành thời gian buổi tối để thiết kế
Năm 2006, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Vera Wang chia sẻ với tờ Fortune rằng: “Phòng ngủ là thánh đường của tôi. Nó giống như một nơi trú ẩn, nơi tôi thực hiện công việc thiết kế, ít nhất là về mặt ý tưởng”. Bà cho biết, nhân viên thường gửi tài liệu cho bà và “tôi thường đọc chúng vào ban đêm, thời gian duy nhất không bị làm phiền bởi người khác”.

CEO của Buffer, Joel Gascoigne, đi bộ mỗi tối trước khi đi ngủ
Mỗi tối, Gascoigne thường dành khoảng 20 phút tđi bộ rước khi đi ngủ. “Đây là lúc tôi đánh giá công việc đã làm trong ngày của mình và nghĩ về những thử thách lớn hơn, dần dần thôi suy nghĩ về công việc”.

Kenneth Chenault, CEO American Express, viết 3 thứ muốn hoàn thành vào ngày tiếp theo
Trước khi đi ngủ, Chenault thường viết 3 thứ mình muốn hoàn thành vào ngày hôm sau nhất. Việc này giúp ông biết được công việc cần ưu tiên làm vào ngày hôm sau.
Zing.vn

Quản trị theo thói quen: Xu hướng mới của doanh nghiệp

Phương pháp Quản trị theo thói quen lấy nguyên tắc làm trung tâm và lấy tính cách con người làm nền tảng để tạo ra sự thay đổi từ bên trong. 

Hầu hết các phương pháp quản trị từ trước đến nay, như Quản trị theo mục tiêu (MBO), Quản trị theo quy trình (MBP) và Quản trị theo giá trị (MBV) đều mới chỉ giải quyết được một vế của yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó là, khi chú trọng về hiệu quả thì chưa thỏa mãn tính nhân văn và ngược lại, khi chú trọng tính nhân văn thì lại ảnh hưởng lớn để hiệu quả kinh doanh.

Mới đây, tại hội thảo “Từ quản trị theo mục tiêu đến quản trị theo thói quen” diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh do Trường doanh nhân PACE và Tổ chức Phát triển Lãnh đạo Toàn cầu FranklinCovey Worldwide tổ chức đã giới thiệu một xu hướng quản trị được cho là thỏa mãn cả tính nhân văn lẫn hiệu quả kinh doanh, đó là Quản trị theo thói quen (MBH).

Bản tính con người quyết định số phận. Mà bản tính lại được quyết định bởi nhận thức và thói quen. “Nhìn vào nhận thức và thói quen của một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, chúng ta phần nào đoán được sự thành công hay thất bại của cá nhân hay tập thể đó”, bà Sue Dathe – Douglass, Phó chủ tịch FranklinCovey Worldwide chia sẻ.

Với phương pháp Quản trị theo thói quen, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã có được thành công. Theo phương pháp này, cả lãnh đạo và nhân viên đều nhận thức, thấm nhuần và thực hiện Bảy thói quen thành công, một chương trình được xây dựng bởi Stephen Covey (một trong 25 người Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới).

Phương pháp Quản trị theo thói quen lấy nguyên tắc làm trung tâm và lấy tính cách con người làm nền tảng để tạo ra sự thay đổi từ bên trong.

Các phương pháp quản trị trước đây chỉ tạo ra được sự thay đổi bên ngoài, chỉ thay đổi về hành vi, chưa tạo thành thói quen nên không bền vững. Việc áp dụng thành công phương pháp Quản trị theo thói quen sẽ giúp thay đổi từ bên trong và tạo một thói quen tương hỗ giữa cấp trên và nhân viên.

Câu chuyện về sự trở lại của nhà máy ổ cứng Western Digital (WD) tại Thái Lan sau trận lũ lớn tháng 10/2011 là một dẫn chứng.

Thảm họa này đã khiến 14.000 nhà máy tại Thái Lan phải đóng cửa, nhấn chìm hàng trăm hàng ngàn ngôi nhà và khiến 660.000 người mất việc.Nhà máy của WD gần như bị nhấn chìm hoàn toàn trong lũ, máy móc hư hại nặng nề, khó lòng cứu vãn.

Trong khi hầu hết các nhà máy khác, trong đó có Honda, phải mất trên dưới nửa năm mới có thể hồi phục thì WD đã đi vào hoạt động trở lại chỉ trong 46 ngày. Kỳ tích này có được là do hầu hết nhân viên của họ đều tập trung cứu nhà máy cả ngày lẫn đêm. Thậm chí nhiều nhân viên còn huy động cả các thành viên trong gia đình cùng cứu nhà máy.

Làm thế nào để lãnh đạo WD kêu gọi sự hợp lực của gia đình nhân viên trong khi ngôi nhà của họ cũng đang sụp nát trong lũ? “Đó chính là nhờ lãnh đạo WD đã thành công trong phương pháp quản trị theo bảy thói quen nói trên, tác động mạnh vào tư duy cùng thắng và hợp tác cộng sinh”, bà Sue Dathe – Douglass cho biết.

Bảy thói quen thành công cơ bản được ví như là “hệ điều hành” chuẩn mực cho mọi doanh nghiệp bao gồm:

(1) Làm chủ bản thân: Tôi được tự do lựa chọn và chịu trách nhiệm cuối cùng về hạnh phúc của mình, khác với suy nghĩ thông thường cho rằng mọi thứ diễn ra theo cách của nó, tôi không thể làm gì để thay đổi điều đó.

(2) Bắt đầu từ mục tiêu: Xác định rõ tương lai và mục đích trong cuộc sống để tạo nên sự khác biệt, không để cuộc sống của mình trôi theo dòng đời.

(3) Ưu tiên cho các việc quan trọng: Tôi sử dụng thời gian cho những việc quan trọng hơn là những việc cấp bách.

(4) Tư duy cùng thắng: Có đủ cơ hội thắng lợi cho tất cả mọi người, thành công của người này không đánh đổi bằng thất bại của người khác

(5) Giao tiếp thấu cảm: Sự lắng nghe, thấu cảm của tôi sẽ ảnh hưởng lớn đến người khác và cả kết quả công việc chung.

(6) Hợp tác cộng sinh: Cùng hợp tác để tìm ra một giải pháp tốt hơn, không dễ dàng thỏa hiệp với cái mà hai chúng ta đang có trong đầu.

(7) Làm mới bản thân: Dù là nhà quản trị hay nhân viên, chúng ta hãy luôn dành thời gian để làm mới mình mỗi ngày trên cả bốn phương diện: thể chất, tình cảm, tinh thần và trí tuệ.

Bảy thói quen không phải là một tập hợp các công thức tâm lý rời rạc mà đó là phương pháp tiếp cận tịnh tiến, liên tục và kết hợp nhiều mặt trong việc nâng cao tính hiệu quả của từng cá nhân và các mối quan hệ xung quanh.

Kết hợp hài hòa các quy luật trên giúp nhân viên từng bước trưởng thành trong nhận thức và hành vi, từ phụ thuộc sang độc lập và cuối cùng là đến thói quen tương hỗ trong công việc. Giữa sếp và nhân viên phải cùng lắng nghe để hiểu đúng thông điệp của nhau, từ đó mới hợp tác với nhau, kết hợp tài năng và năng lực để cùng có kết quả lớn hơn.

Bảy thói quen nói trên thường được thể hiện một cách có hệ thống, quy tắc, có giá trị truyền bá qua văn hóa doanh nghiệp.
 Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Những công ty vĩ đại đôi khi lại sinh ra từ ý tưởng vô vị

Nếu không có một ý tưởng lớn cho công ty của mình, bạn sẽ được xếp cùng nhóm với Sony, Boeing, HP hay Walmart. Một nhóm không tệ, phải không? 
Bạn đam mê với kinh doanh, nhưng khổ nỗi là bạn không rủng rỉnh vốn và cũng chẳng có một ý tưởng đột phá nào trong đầu. Hay đã là một doanh nhân và đang phải chật vật để duy trì công ty, đồng thời suốt ngày dằn vặt mình vì quá vội vàng, không chịu suy nghĩ kỹ khi bắt đầu kinh doanh?

Trong khi đó, ngôi trường kinh doanh bạn từng theo học, cũng như bao ngôi trường khác ở Anh hay Mỹ, luôn nói với bạn rằng: Hãy đưa ra một kế hoạch rõ ràng trước khi bắt đầu kinh doanh, và một ý tưởng đột phá, khác biệt sẽ giúp bạn thành công.

Sự thực có đúng là như vậy? Có thực sự là bạn phải thật vĩ đại, với những ý tưởng đột phá tới mức làm thay đổi cả thế giới không? Có thực sự là nếu bạn không khác biệt, bạn sẽ chết không?

Có thể bạn sẽ không nghĩ vậy, nếu bạn biết rằng trên thực tế, đa số công ty hàng đầu thế giới được lập ra mà chẳng có ý tưởng cụ thể nào cả. Một số ít khác thậm chí đã khởi đầu bằng những thất bại. Các công ty này cũng không đạt được thành công trong kinh doanh bước đầu so với những công ty đối thủ khác.

Nhiều người cho rằng, một CÔNG TY VĨ ĐẠI phải được hình thành từ một “Ý TƯỞNG VĨ ĐẠI” – một sản phẩm, dịch vụ đầu tiên mang tính đột phá và đem lại thành công. Điều đó có thể đúng hoặc không. 

Thậm chí một công ty thành công đôi khi lại bắt nguồn với một ý tưởng chả-đâu-vào-đâu. 

Công ty công nghệ HP nổi tiếng là một ví dụ. Được thành lập vào năm 1937, 2 nhà sáng lập HP: Bill Hewlett và Dave Packard lúc đầu chẳng có kinh nghiệm kinh doanh cái gì, họ cũng chẳng có một ý tưởng rõ ràng và cụ thể nào cho công ty. Tất nhiên, họ cũng suy nghĩ rất nhiều về sản phẩm đầu tiên cũng như các cơ hội thị trường, nhưng không có ý tưởng chủ đạo nào có thể là nguồn cảm hứng để phát triển công ty cả.

Thế là Bill và Dave quyết định cứ… mở công ty đã, sau đó mới xác định xem sẽ xây dựng cái gì. Họ cứ thử nghiệm bất cứ điều gì, miễn là giúp họ đủ tiền thanh toán điện nước và các chi phí duy trì hoạt động.
Những công ty vĩ đại đôi khi lại sinh ra từ ý tưởng vô vị (1)

Một trong những nhà đồng sáng lập vĩ đại nhất trong lịch sử bắt đầu kinh doanh mà chẳng có ý tưởng nào trong đầu. Họ quyết định: Cứ mở đã rồi tính


Một công ty hàng đầu đôi khi cũng tư duy "dân dã" như vậy: cứ làm đi đã, còn lại tính sau. Nghe thì có vẻ phi lý, nhưng lại rất đơn giản: Bạn có một ít tiền trong túi và điều bạn cần làm là bất cứ thứ gì khách hàng nghĩ là bạn có thể làm được.


Sản phẩm của họ như đã nói ở trên, chẳng đi đến đâu cả, cũng chẳng có vị trí nào trên thị trường. Thậm chí kể cả khi có được hợp đồng lớn đầu tiên, HP vẫn tiếp tục phong cách không tập trung của mình, loay hoay nhiều sản phẩm khác nhau cho đến khi họ bùng nổ từ những hợp đồng trong chiến tranh giai đoạn 1940.

Sony cũng vậy, Masaru Ibuka thành lập công ty của ông vào năm 1945, và hoàn toàn chẳng có ý tưởng vĩ đại như sản xuất ra chiếc walkman cả. 

Hàng tuần, ông ngồi cùng nhân viên của mình để nghĩ xe công ty phải kinh doanh cái gì để có tiền hoạt động tiếp. Kết quả là Sony sản xuất đủ thứ, từ súp đậu ngọt, dụng cụ đánh golf cỡ nhỏ cho đến thước gấp. Sản phẩm lớn đầu tiên của Sony là nồi cơm điện, thậm chí đã không vận hành suôn sẻ và máy ghi âm của họ thì thất bại thảm hại trên thị trường. Để duy trì và tồn tại, công ty đã phải khâu dây điện vào vải để làm miếng đệm tạo sức nóng, “tuy thô kệch nhưng lại bán được”.
Những công ty vĩ đại đôi khi lại sinh ra từ ý tưởng vô vị (2)
Khi mới thành lập, Sony thậm chí còn phải bán súp đậu ngọt hay thước gấp

Thậm chí, cả thương hiệu bán lẻ vĩ đại nhất thế giới, Wal-mart cũng có một Sam Walton khởi nghiệp kinh doanh với một ý tưởng kém vĩ đại. Ông bước vào kinh doanh chỉ với mong muốn được tự làm chủ, và với chút kiến thức về bán lẻ.


Trong Made in America, Sam Walton đã viết: “Rất nhiều người có ấn tượng rằng Wal-mart là một ý tưởng vĩ đại tự dưng xuất hiện ở tôi, và ý tưởng đó đã biến thành một thành công ngay lập tức. Nhưng thực ra cửa hàng Wal-Mart đầu tiên chính là kết quả những cố gắng của chúng tôi từ năm 1945 – một thí nghiệm nữa mà thôi. Và cũng như mọi thành công khác, nó mất tới 20 năm để có thể có được.

Kể cả ý tưởng phân phối hàng hóa ở nông thôn, với giá rẻ của Wal-mart cũng không phải đầu tiên. Họ chỉ làm tốt hơn đối thủ mà thôi.


Rất nhiều cái tên có thể kể ra: P&G lúc đầu chỉ là 1 trong 18 cơ sở sản xuất xà bông và nến ở Cincinnati, Philip Morris ban đầu chỉ là một hiệu bán lẻ thuốc là ở London, Bill Boeing thậm chí còn gặp thất bại đến mức ông phải chuyển sang bán đồ nội thất để tồn tại.


Sự thực là chẳng có cái gì gọi là "Huyền thoại về thành công ở các công ty số một cả". Họ có thể mở ra mà chẳng cần tới một ý tưởng đột phá. Thậm chí lập ra một công ty từ một “ý tưởng vĩ đại” có thể là một… ý tưởng kém, khi nghiên cứu cho thấy những công ty có ý tưởng xuất sắc lại không thành công bằng. 

Tất nhiên, tôi không nói những ý tưởng vĩ đại không dẫn tới thành công, tôi chỉ nói nó không mang vai trò quyết định mà thôi. Cũng như trong câu chuyện ngụ ngôn giữa rùa và thỏ, các công ty hàng đầu luôn xuất phát chậm chạp nhưng lại là người chiến thắng sau cùng.


Vì vậy, nếu không có một ý tưởng lớn cho công ty của mình, bạn cũng đừng lo lắng gì cả, vì lúc đó bạn sẽ được xếp cùng nhóm với Sony, Boeing, HP hay Walmart. Một nhóm không tệ, phải không?

Bạn có thể cho rằng, họ không có một ý tưởng cụ thể, nhưng họ có những con người vĩ đại đằng sau đó, như là Sam Walton của Wal-mart chẳng hạn. Có thể bạn đúng, nhưng thực tế, sở hữu một lãnh đạo vĩ đại trong đội ngũ cũng không hẳn là chìa khó dẫn đến thành công của các doanh nghiệp kể trên.
(Còn tiếp)
Theo Infonet

Khi Steve Jobs đi bán bút, bạn không thể không mua

Steve Jobs lần lượt khiến khách hàng sửng sốt trước những tính năng và giá trị vượt trội mà sản phẩm iPen của hãng mang lại. 

Mục đích khi tạo ra một sản phẩm là mang lại những cảm xúc tích cực cho người sử dụng. Dưới đây là những cảm giác tích cực đó với một sản phẩm cụ thể là một chiếc bút:

Bản ngã, cái tôi: Sức mạnh tạo ra một điều gì đó mới mẻ và độc nhất cho thấy tính cách của một con người. Điều đó nói lên bạn không phải là một người chịu chấp nhận một cuộc sống bình thường.

Lưu trữ: Tạo không gian lưu trữ những ý tưởng. Đôi khi nó cho bạn cảm giác ý tưởng của bạn có giá trị và nó cần được trân trọng. 

Cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Để người khác biết được con người, đẳng cấp của bạn thông qua việc sử dụng chiếc bút.

Dưới đây là cách Steve Jobs, cựu CEO Apple cho khách hàng lần lượt thấy được những giá trị kể trên và thuyết phục họ mua sản phẩm, giả sử là chiếc bút iPen của hãng.
Steve Jobs: Xin chào, rất vui vì được gặp các bạn ở đây.
Tôi xin phép được bắt đầu với việc công bố doanh số bán hàng iPhone vào tuần trước là 500 triệu chiếc, vâng, đã có nửa tỷ chiếc iPhone được bán ra. (Cười lớn)

Cũng trong tuần trước, Apple được vinh danh là công ty giá trị nhất thế giới, chúng tôi đánh bại cả Google, Exxon-Mobil và Wal-mart.

Vì sao ư, các công ty đó nghĩ cách để kiếm tiền bằng việc bán quảng cáo, khoan dầu và phân phối hàng hóa. Còn công ty chúng tôi làm một việc rất đơn giản là tạo ra những sản phẩm thú vị, những thứ có thể tạo nên điều gì đó thật phi thường.

Chúng tôi chú trọng vào việc tìm ra sức mạnh nào khiến con người thích một điều gì đó và sau đó bán chúng (vỗ tay).

Và hôm nay, tôi xin giới thiệu đến các quý ông một sản phẩm đặc biệt, một trong những sản phẩm tốt nhất của Apple là iPen.

Với iPod, chúng tôi muốn tạo ra thế giới âm nhạc trong túi của bạn, iPhone là thế giới internet, và với iPen, tôi muốn đưa bạn đến thế giới bên trong bộ óc của bạn.

Làm thế nào bạn có ghi lại nhanh chóng suy nghĩ bất chợt của mình?

Một vài người bạn của tôi trả lời rằng, họ sử dụng cây bút đi kèm với điện thoại cảm ứng. Vâng, có ai muốn làm như vậy không? (cười lớn).

Chúng tôi không muốn sử dụng một chiếc bút như vậy với sản phẩm iPhone bởi cảm giác “tội lỗi”. Không ai muốn chà xát lên một màn hình kính đẹp đẽ như vậy.

Thay vào đó, tôi muốn một cảm giác tiếp xúc thật sự với tờ giấy bằng sản phẩm iPen. Dưới đây là hình ảnh của sản phẩm mới này.
 

Nó không đẹp lắm mà chỉ quá lộng lẫy phải không? (Cười lớn). Tôi cá đây là dụng cụ viết tốt nhất bạn từng được nhìn thấy, một thứ tuyệt vời để đặt trên bàn làm việc. Sản phẩm này có một màu duy nhất là trắng.

Khi bạn cầm nó trên tay, cảm giác sẽ rất tuyệt vời. Nó tạo ra những nét chữ vô cùng mềm mại, sử dụng mực Silkflow với chất liệu tuyệt vời cho bàn tay bạn cảm giác như đang lướt trên những đám mây. Đương nhiên, chúng tôi đã có bằng sáng chế cho sản phẩm này.

Ngoài ra, iPen còn có công nghệ hiện đại cho phép lưu trữ tự động văn bản bạn đang viết trên iPhone. Điều này thật tuyệt vời phải không, bạn sẽ có 2 văn bản: Một trên giấy và một trên iPhone và bạn có thể gửi nó đi bất cứ đâu thông qua mạng internet.

Bất cứ khi nào cần ghi lại một điều gì đó, tôi chỉ cần lấy bút ra và ghi lại. Tôi cho đây là một trong những cảm giác tự nhiên nhất trên thế giới khi viết một văn bản.

Dưới đây là đoạn văn bản được lưu tự động trên iPhone.Khi Steve Jobs đi bán bút, bạn không thể không mua (3)
Rất khó để nhớ lại những suy nghĩ vào ngày hôm qua, tuần trước, thậm chí năm trước. Nhưng với công nghệ này của iPen, bạn không cần phải lo lắng nữa. 

Tôi đã chứng kiến rất nhiều người có ý tưởng tuyệt vời, họ viết ra giấy nhưng sau đó để thất lạc chúng hoặc không bao giờ xem lại. Điều đó thật lãng phí.
Tôi tin rằng iPen sẽ thay đổi cách thức làm việc của bạn, nó khiến bạn có suy nghĩ sáng tạo hơn rất nhiều. Hiện tôi đang sử dụng iPen hàng ngày.

Vậy giá của nó là bao nhiêu?

Một vài đối thủ cạnh tranh của iPen hiện nay như LiveScribe Sky Wifi — 8 GB giá 299 USD, Equil Jot — 2 GB giá 150 USD. 

Còn iPen giá 129 USD với dung lượng lưu trữ trên iCloud lên tới 100 GB. Điều đó thật tuyệt vời phải không?

Bạn có thể mua iPen tại các cửa hàng iStore và các website bán hàng trực tuyến.

Thêm một điều nữa, chúng tôi đang hợp tác cùng với công ty Moleskine để tạo ra một quyển sổ tay ghi chép tuyệt vời nhất thế giới mang tên Apple Edition.

Tôi đảm bảo đây sẽ là cuốn sổ tốt nhất dành cho loại bút tốt nhất trên thế giới. Với mỗi lần mua iPen, bạn sẽ được tặng kèm một cuốn sổ này.
Xin cảm ơn!

* Đây là một bài viết giả định cách Steve Jobs sẽ bán một chiếc bút như thế nào. Ở phiên bản cũ của bài viết này, chúng tôi đã sơ suất khi đưa nội dung chưa chính xác. Chúng tôi đã tiến hành chỉnh sửa lại ngay trong phiên bản này. Vô cùng xin lỗi bạn đọc vì sai sót trên.
 Theo Infonet

Annette Herfkens: Đừng quyết định khi đang sợ hãi!

Bà Annette Herfkens, nạn nhân sống sót duy nhất trong vụ tai nạn máy bay rơi tại Ô Kha, Khánh Hòa nói trong lần thứ hai trở về Việt Nam 

 *Liệu có mối liên quan nào giữa kỹ năng của một người làm kinh doanh (một chuyên viên xử lý nợ chuyên nghiệp), hay một người từng làm công tác thiện nguyện cộng đồng, đã giúp bà sống sót?


Tôi nghĩ có hai hành động để trở thành một nhà kinh doanh giỏi, đó là kiểm soát cảm xúc của mình và tập trung vào hiện tại, theo bản năng của mình. Ứng dụng vào tình huống khi ở trong rừng sau tai nạn, thật lạ lùng khi phải nói rằng tôi đã có ý muốn từ bỏ và không nghĩ quá nhiều về việc đấu tranh cho cuộc sống của mình.

Tôi chỉ nhìn vào thực tế lúc đó và lập nên kế hoạch cho mình: sống với hiện tại, kiểm soát cảm xúc, lên kế hoạch sống sót trong một tuần, theo bản năng của mình, không phải là đấu tranh cho sự sống, mà là kiểm soát mọi thứ trong vòng một tuần.

* Bà đã chia sẻ rằng, chính vẻ đẹp nguyên sơ – hùng vĩ của khu rừng, đã tái sinh bà, rằng việc cố gắng thôi không nghĩ về người chồng đã mất, không bị ám ảnh bởi các xác chết và vết thương lở loét trên cơ thể, rằng việc tập trung tận hưởng vẻ đẹp của khu rừng, đã khiến bà sống sót. Làm sao có thể bắt mình quên đi thực tại đau đớn, thưa bà?

Đó là khả năng tập trung. Vì tôi ý thức rất rõ rằng nếu tôi tiếp tục nghĩ về Pasie (người chồng sắp cưới đã tử nạn) và tất cả bọn giòi, vết thương, xác người… thì tôi sẽ khóc. Điều đó sẽ gây ra sự mất nước cho cơ thể và sẽ khiến tôi kiệt sức nhanh hơn. Do đó, tôi biết rất rõ cách duy nhất để tồn tại và chấp nhận sự thật như nó vốn có, và tìm kiếm cơ hội từ điều đó. Tôi đã nghĩ rằng, cả đời tôi, một cô gái thành thị, chưa bao giờ biết đến một khu rừng nguyên sinh. Và đây là cơ hội cho tôi chiêm ngưỡng nó trọn vẹn. Điều đó đã cứu sống tôi.

* Bà đã sống những ngày tiếp theo sau tai nạn như thế nào? Vụ tai nạn có ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bà không?

Sau vụ tai nạn máy bay, tôi đã phải xây dựng lại cuộc sống của mình. Tôi đã mất đi người yêu của cuộc đời mình, vị hôn phu cho đến trước khi máy bay rơi vẫn là một phần rất lớn trong tương lai của tôi. Tôi thật sự rất đau buồn và phải chấp nhận những mất mát đó, tiến về phía trước và tiếp tục công việc của mình. Tôi mất một thời gian vài tháng để điều trị vết thương cho đến khi hoàn toàn bình phục.

Sau đó, tiếp tục trở lại công việc yêu thích và xây dựng cuộc sống gia đình mới. Tôi có hai đứa con, một trong hai đứa bị bệnh tự kỷ, và tôi phải nuôi nấng cả hai đứa. Sau khi nuôi đứa con trai tự kỷ, tôi nhận ra rằng tôi nên chia sẻ những thông điệp và bài học của mình với thế giới. Tôi muốn giúp đỡ mọi người, và chính điều đó đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách này. Vụ tai nạn giúp tôi nhận ra cái chết không hề đáng sợ, và khi không còn sợ cái chết nữa, bạn sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, vì không còn điều gì làm cho bạn sợ hãi nữa.
Annette Herfkens: Đừng quyết định khi đang sợ hãi! (1)
Tác giả gặp lại hai người y tá
* Lần trở lại Việt Nam này, cảm xúc của bà như thế nào?

Đây là lần thứ hai tôi trở lại Việt Nam. Lần trước, khi đến Việt Nam, tôi cảm thấy rất lo lắng vì chỉ có một mình. Nhưng lần này, mọi thứ đã khác hẳn. Đầu tiên, tôi không cảm thấy cô đơn nữa vì đi cùng đã có con gái tôi, Joosie, cũng là người đã biên tập cho cuốn sách của tôi. Ngoài ra, tôi cảm thấy vô cùng ấm áp khi nhận được sự chào đón của mọi người ở Việt Nam.

Với tôi, Việt Nam bây giờ rất đặc biệt. Tại đất nước này, tôi đã mất đi nhiều thứ, nhưng tôi cũng nhận lại rất nhiều điều. Tôi đã cảm nhận với sự sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, những bài học đã giúp tôi cho đến nay, sự mạnh mẽ cần thiết giúp tôi vượt qua hành trình khó khăn trong việc nuôi nấng con trai tự kỷ của tôi.
Annette Herfkens: Đừng quyết định khi đang sợ hãi! (2)
Bà Annette cùng con gái
 * Kế hoạch tiếp theo trong cuộc sống của bà là gì? 
 
Tôi muốn trở thành một diễn giả về tinh thần, tiếp tục chia sẻ những bài học tôi đã viết trong cuốn sách. Tôi muốn đến gần hơn với mọi người và giúp họ không còn sợ hãi, tôi muốn giúp đỡ những người đã chịu đựng những mất mát.

* Điều gì từ tai nạn máy bay rơi đã thay đổi cuộc đời bà? Sau tai nạn đó, bà có rút ra được nguyên tắc – triết lý sống nào không?
 
Đừng nên sợ hãi, bởi vì khi nỗi sợ nhất trở thành sự thật, không những nó không quá tệ, mà nó có thể chuyển thành những trải nghiệm tuyệt vời. Và cũng đừng quyết định bất cứ điều gì khi đang sợ hãi. Hãy để cho nỗi sợ đi qua, nhìn ngắm nó, phân tích nó. Mọi quyết định khi đang sợ sẽ không bao giờ là quyết định sáng suốt.
Annette Herfkens: Đừng quyết định khi đang sợ hãi! (3)
Annette Herfkens, nạn nhân sống sót duy nhất trong vụ tai nạn máy bay rơi tại Ô Kha, Khánh Hòa, đã mất 22 năm để kể lại hành trình đấu tranh để sinh tồn trong suốt tám ngày dài nhất trong cuộc đời bà: 192 Hours – Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh.
Hai mươi hai năm trước, Annette Herfkens đã như đứng trên đỉnh cao của thế giới: có một sự nghiệp vững chắc trong một ngân hàng hàng đầu thế giới mang lại thu nhập hàng triệu đôla mỗi năm, có một tình yêu đẹp – mối tình đầu thuần khiết 13 năm sắp sửa kết hôn, và thưởng thức cuộc sống ở nhiều châu lục. Nhưng vào ngày 14-11-1992, mọi chuyện đã kết thúc.

Chiếc máy bay chở cô và người chồng sắp cưới đi hưởng tuần trăng mật, lẽ ra phải đến Nha Trang, thì lại đáp xuống đỉnh núi Ô Kha, Khánh Hòa, trong tình trạng vỡ nát. Người chồng sắp cưới đã chết trên chiếc ghế, vẫn còn trong tư thế thắt dây an toàn, và một vài hành khách còn sống cũng lần lượt chết.

Tám ngày sau đó, trong khu rừng nguyên sinh, một mình với vết thương ở khắp nơi trên cơ thể, sống chung với lũ giòi lúc nhúc từ xác những người đã chết khác và cả trên cơ thể mình, bằng cách hứng nước mưa để uống và nghĩ về những điều tốt đẹp, cô đã sống sót.

Rơi vào nghịch cảnh trong thời điểm đẹp nhất đời người, sự sống sót và hồi sinh kỳ diệu của một cô gái Hà Lan trong vụ máy bay rơi chấn động Việt Nam năm 1992 tại ÔKha, Khánh Hòa, là một minh chứng cho ý chí sống và bản năng sinh tồn mãnh liệt.

Nhưng trên hết, ngoài bản năng sinh tồn, có lẽ những gì đã được trui rèn từ một cô gái độc lập, mạnh mẽ, sự quyết liệt sắc sảo của một chuyên viên xử lý nợ trong một ngân hàng hàng đầu thế giới, đã giúp cô những kỹ năng cần thiết để vượt qua.
 Theo DNSGCT

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

10 câu nói bất hủ của Bill Gates

Trước khi về hưu vào đầu tháng 7 năm nay, Bill Gates - ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft - đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp.
Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.

(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội)

2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.

(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)

3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.

(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn)

4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.

(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)

5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.

(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)

6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy.  Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.

(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)

7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.

(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp).

8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người)

9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.

(Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)

10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.

(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).
 Theo VNN

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

4 câu nói của Warren Buffett bất kỳ người trẻ nào cũng nên đọc

Với nhà đầu tư trẻ tuổi hay thậm chí là tuổi teen, để tìm được những lời khuyên đầu tư phù hợp với lứa tuổi là điều không mấy dễ dàng. 
Với nhà đầu tư trẻ tuổi hay thậm chí là tuổi teen, để tìm được những lời khuyên đầu tư phù hợp với lứa tuổi là điều không mấy dễ dàng. Các học giả hay chuyên gia tài chính hiếm khi đến một trường trung học hay đại học để nói chuyện về đầu tư, tiền bạc.

Tuy nhiên, chính những người trẻ tuổi này lại là những người có lợi thế lớn nhất so với bất kỳ ai trên thị trường: Thời gian. Nó bao gồm cả thời gian để học hỏi, thích nghi với thị trường chứng khoán nhưng một phần quan trọng hơn cả chính là thời gian để gặt hái thành quả từ những thương vụ lớn qua nhiều năm trời.

Một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế giới, Warren Buffett bước vào con đường đầu tư từ năm 11 tuổi, và ông cũng là người có nhiều lời khuyên hữu ích dành cho những hậu bối trẻ tuổi bước theo con đường của mình. Sau đây là 4 quan điểm đầu tư nổi tiếng của Warren Buffett mà bất kỳ nhà đầu tư trẻ nào cũng nên học hỏi:

Sức mạnh của thời gian

Thời gian là người bạn của những doanh nghiệp tuyệt vời, kẻ thù của những hãng tầm thường.

Những doanh nghiệp vĩ đại luôn phát triển qua thời gian. Tuy nhiên với những doanh nghiệp tầm thường, thời gian lại là yếu tố bào mòn dần sự sống. Trong lá thư gửi cổ đông năm 2001, Buffett từng viết “Bạn chỉ tìm ra ai đang bơi ổn khi cơn sóng qua đi”. Cũng tương tự, khi thời gian trôi qua, chúng ta luôn luôn có thể nhận ra những doanh nghiệp thực sự tốt. Thách thức ở đây chính là xây dựng một danh mục đầu tư toàn những công ty tốt nhất. Và những công ty tốt có thể mở rộng và tăng trưởng trong nhiều năm, đem lại phần thưởng xứng đáng cho những nhà đầu tư kiên nhẫn như Warren Buffett.

Hãy xem xét về lãi gộp để thấy rõ hơn về sức mạnh của thời gian trong đầu tư. Nếu bạn bỏ 100 USD dưới gối của mình, mỗi năm nhét thêm 50 USD trong 5 năm tới. Sau 5 năm, số tiền bạn có sẽ là 350 USD. Tuy nhiên nếu bạn cũng tiền ra tương tự trên thị trường chứng khoán với mức lãi trung bình 5% với chỉ số S&P 500 mỗi năm, bạn sẽ nhận được 417,72 USD cũng sau 5 năm. Thậm chí nếu bạn thực hiện tới 10 năm, bạn sẽ có hơn 800 USD. Rõ ràng thời gian và phương thức tính lãi gộp là điều tuyệt vời để tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Mua và nắm giữ

Trên thực tế, khi chúng tôi sở hữu một phần của những doanh nghiệp xuất sắc cùng với ban lãnh đạo xuất sắc, điều ưa thích của chúng tôi là nắm giữ mãi mãi. Chúng tôi chỉ ở vị thế đối lập với những người vội vàng bán và lấy lời khi các công ty trở nên tốt mặc dù đã kiên trì nắm giữ qua những thời điểm thất vọng nhất.

Phương thức đầu tư ưa thích của vị tỷ phú thiên tài này là tìm kiếm những doanh nghiệp dường như đã đủ sức để cạnh tranh và tăng trưởng trong nhiều năm. Quan trọng nhất là nếu những doanh nghiệp này trở thành các khoản đầu tư tuyệt với, đừng vội vàng đút túi lợi nhuận ngắn hạn của bạn. Những nhà đầu tư vĩ đại như Buffett hay Peter Lynch đo lường lợi nhuận bằng năm và thập lý, không phải đơn vị ngày hay tháng.

Nhìn vào tương lai

Tôi không bao giờ trông chờ kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi mua với giả định rằng họ có thể đóng thị trường vào ngày mai và không mở lại nó trong 5 năm tới.

Tìm ra được những công ty tuyệt vời bạn sẽ cảm thấy hài lòng với việc sở hữu nó nếu thị trường chứng khoán đóng cửa từ 5 đến 10 năm. Những biến động thị trường ngắn hạn là điều không thể dự đoán. Hãy tập trung năng lượng đầu tư của bạn vào việc nhận ra những doanh nghiệp chất lượng mà bạn muốn trở thành đồng sở hữu trong nhiều năm tới.

Ví dụ, trong suốt giai đoạn 1988-1989, Buffett đầu tư chỉ hơn 1 tỷ USD vào Coca-Cola. Ông bị ấn tượng bởi CEO Roberto Goizueta của hãng cũng như sự tăng trưởng hiện diện thương hiệu Coca-Cola trên toàn cầu. Quỹ đầu tư Berkshire Hathaway của Buffett vẫn sở hữu những cổ phiếu Coca-Cola sau 35 năm và họ dành được hơn 1.200% giá trị đầu tư so với ngày đầu.

Giữ cái đầu lạnh và tránh đi theo bầy đàn

Tháng 10 năm 2008, khi chỉ số S&P 500 bốc hơi tới 25% trong một tháng và được xem là những bước đầu tiên của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Warren Buffett đã viết những dòng sau đây.

Nguyên tắc đơn giản của tôi khi đặt lệnh mua: Hãy sợ hãy khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi. Và chắc chắn nhất, nỗi sợ ngày nay trở nên mở rộng, thậm chí còn lan ra cả những nhà đầu tư lão luyện. Điều đúng đắn mà các nhà đầu tư nên làm là cảnh giác với tình trạng sử dụng đòn bẩy quá cao hoặc các vị thế cạnh tranh yếu trong kinh doanh. Những công ty này sẽ thực sự gặp trục trặc về thu nhập, điều mà họ luôn mắc phải. Nhưng hầu hết những công ty lớn sẽ lập những kỷ lục lợi nhuận sau 5, 10 và 20 năm kể từ hiện tại.

Ngay cả những công ty thành công nhất cũng sẽ gặp va vấp qua thời gian. Chìa khóa đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là người trẻ tuổi là nhìn xa hơn những tin nóng hổi diễn ra hàng ngày trên các mặt báo và tập trung vào những điểm mạnh dài hạn của một doanh nghiệp. Tất nhiên nói thường dễ hơn làm, đặc biệt là khi mọi thứ trở nên mờ mịt như năm 2008, nhưng sự nỗ lực bền bỉ, tính kỷ luật và tập trung vào dài hạn sẽ mang lại thành quả xứng đáng ngoài mong đợi của bạn trong tương lai.
 Theo Trí Thức Trẻ/The Motley Fool