Hỏi: Người nghèo cũng có thể trở thành người giàu được tuy rằng rất khó. Sự giàu nghèo làm cho xã hội có những giai tầng khác nhau nhưng người ta vẫn có thể hiểu nhau. Ông có nghĩ sự hiểu nhau là cần thiết làm xã hội tốt hơn?
Trả lời: Tôi xin bổ sung thêm câu của chị là từ người nghèo đến người giàu rất khó, nhưng từ người giàu đến người giàu hơn khó hơn nhiều. Bởi từ người nghèo đến người giàu thì người ta phải vượt qua nhiều ranh giới, nhưng các ranh giới ấy không vượt quá ranh giới con người. Còn từ người giàu trở thành người giàu hơn thì đôi khi phải vượt quá ranh giới con người, cho nên chỗ đấy cần bổ sung.
Tôi không cho rằng trên thực tế có một nhu cầu là phải có biện pháp gì đó làm cho con người hiểu nhau. Việc ấy không thể kê khai để thanh toán được. Con người về bản chất chỉ hiểu nhau khi nào nó va chạm, giao lưu với nhau. Làm cho con người tự hiểu mình một cách đầy đủ là quan trọng nhất, và khi con người hiểu mình đầy đủ thì con người sẽ hiểu người khác dễ dàng hơn. Chúng ta cần đi tới sự chung sống hoà bình bằng ý thức mình là con người chứ không phải ý thức rằng kẻ bên cạnh là con người.
Hỏi: Nhưng trong thời kỳ hội nhập với thế giới chúng ta cần phải hiểu nhau?
Trả lời: Hội nhập không phải để hiểu nhau. Tất cả mọi cái mà chúng ta làm chúng ta đều quan niệm sai. Hội nhập là để chơi với nhau được, để làm ăn với nhau được, để ý thức về việc mình tìm kiếm những lợi ích trong sự tương tác với nhau. Cho nên hiểu lợi ích thì con người sẽ hiểu nhau. Con người không có mục tiêu hiểu nhau, và không ai tài trợ cho quá trình hiểu nhau giữa con người, nếu có thì đấy là những hoạt động từ thiện vu vơ. Con người hiểu mình và đặc biệt là hiểu lợi ích của mình đấy mới là điều quan trọng.
Hỏi: Nhưng con người cần hiểu văn hóa, hiểu luật pháp của các nước khác?
Trả lời: Đó là hệ quả chứ không phải là mục tiêu. Hiểu nhau là hệ quả. Hội nhập là đi tìm kiếm lợi ích. Tìm kiếm lợi ích tức là hiểu được cách mà những người bên cạnh mình làm. Khi hiểu được cách thức của người khác thì người ta sẽ hiểu nhau, chứ hiểu nhau không phải là mục đích.
Hỏi: Ông có thể khuyên một ai đó cần phải làm như thế nào để làm giàu, làm thế nào để hiểu biết hơn, nhưng nếu như ông nói thì phải chăng người ta không cần phải khuyên nhau mà cứ hiểu mình đã?
Trả lời: Con người hoàn toàn có thể khuyên nhau. Nếu không có nền tảng của khát vọng khuyên nhau thì không có giáo dục. Khuyên nhau giữa người nọ với người kia trong quan hệ cá nhân không phải là cái quan trọng nhất. Người ta trang bị cho con người công cụ để hiểu nhau chứ không phải bắt con người hay khuyến khích con người hiểu nhau. Giáo dục là phương tiện để cung cấp cho con người công cụ để hiểu người khác chứ không phải giáo dục là để hiểu người khác. Bởi vì không phải chỉ đọc sách là hiểu được con người. Hiểu con người chính là thông cảm. Thông cảm xuất hiện trong quá trình chung sống và chung sống chính là hoạt động cùng nhau đi tìm kiếm lợi ích, tương tác với nhau, thậm chí cạnh tranh với nhau. Thông cảm theo Durkheim, một trong những nhà sáng lập ra xã hội học hiện đại chính là nền tảng để tạo ra nhân loại. Không có các tiêu chuẩn của thông cảm, không có giáo trình để dạy thông cảm. Thông cảm xuất hiện cùng với giao lưu và chung sống, anh làm việc thật, anh lao động thật, anh cạnh tranh thật tức là anh sống như một con người tích cực thì anh nhanh chóng nhận ra nó.
Hỏi: Thông cảm có phải là một phạm trù lịch sử?
Trả lời: Thông cảm không phải là phạm trù lịch sử, thông cảm là công nghệ sống. Bởi nếu anh không thông cảm thì anh không sống được. Thông cảm tạo ra nhân loại và con người phải học cách thông cảm.
Hỏi: Ông có thể phân biệt thông cảm với đồng cảm?
Trả lời: Đồng cảm thì bản năng hơn và hẹp hơn thông cảm. Những người nhà quê rất khó thông cảm bởi giới hạn hiểu biết của họ rất hạn hẹp. Nếu được xã hội hóa thì anh sẽ dễ thông cảm hơn bởi anh va chạm, anh từng trải với sự khác biệt. Chúng ta thích sự giống nhau mà không thích thông cảm. Cho nên phân chia thành giai cấp là chính trị hóa mối quan hệ giữa con người với nhau. Tôi cho rằng con người trước hết phải là con người đã, anh sống như một con người, hành động như một con người, hành động theo lương tri thông thường của một con người thì sự cảm thông sẽ phát triển cùng với sự chung sống. Tôi cho rằng làm gì thì làm, không được chia rẽ con người.
Hỏi: Vậy trong lĩnh vực kinh doanh thì thông cảm có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời: Nó là nền tảng để ký kết hợp đồng, để tạo ra hợp đồng. Trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh của nhân loại, khái niệm quan trọng số một là khái niệm hợp đồng. Khái niệm hợp đồng đã được Rousseau khái quát thành khái niệm khế ước xã hội. Hợp đồng là đưa ra một thỏa thuận có giá trị pháp lý mô tả sự cam kết hai phía hoặc nhiều phía. Trong kinh doanh thông cảm có giá trị là có thể ngồi với nhau để thảo luận. Hai người ghét nhau không thể ngồi thương lượng hợp đồng được. Nền tảng của hợp đồng là pháp luật nhưng tinh thần của hợp đồng chính là thông cảm.
Hỏi: Quay trở lại vấn đề con người hiểu nhau. Ông có thể nói rõ hơn về ý đó?
Trả lời: Tôi nhắc lại rằng không cần thiết phải tổ chức và bắt buộc con người hiểu nhau. Chứ còn con người luôn luôn có nhu cầu hiểu biết nhau.
Hỏi: Ông sử dụng ngôn ngữ như một nghệ sĩ. Có khi nào ông thấy bí trong sử dụng ngôn ngữ không?
Trả lời: Ngôn ngữ không đơn thuần là chữ viết. Một họa sĩ sử dụng một loại ngôn ngữ mà vẫn tìm kiếm được sự thông cảm, một nhà soạn nhạc không cần sử dụng chữ viết cũng tạo ra được sự thông cảm. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu để mô tả mọi chuyện, trong đó khó nhất là mô tả sự thông cảm mà con người có với nhau. Với tư cách là một con người thì tôi sử dụng một trong các công cụ mà con người có xét về phương diện tín hiệu, đấy là tiếng nói, chữ viết. Tôi không bế tắc khi sử dụng ngôn ngữ. Cái bế tắc là lựa chọn ngôn ngữ như thế nào để đạt được độ thông cảm cao nhất trong các cuộc thương lượng.
Hỏi: Có vẻ như theo quan niệm của ông thì thông cảm là một khái niệm có tính chất nền tảng?
Trả lời: Thông cảm giải quyết cả các bài toán chính trị. Ngày hôm nay báo Vietnamnet vừa mới đăng một bài của tôi, bài rất hóc búa nhưng bằng cách sử dụng ngôn ngữ để mô tả trạng thái tình cảm của tôi đối với những vấn đề của đất nước thì họ vẫn đăng được.
Hỏi: Tức là lách được?
Trả lời: Tôi tự trọng đến mức không bao giờ lách bất kỳ ai, kể cả đó là Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước. Cái chính là tôi kính trọng họ, tôi xem họ là một con người, một con người cụ thể với những mức độ giác ngộ khác nhau và tôi cố gắng tìm ngôn ngữ, tìm những chữ để nói ý của tôi mà không làm xúc phạm ai.
Hỏi: Vậy ông nói như thế nào về thói xấu của người Việt và thói xấu trong kinh doanh mà người Việt phạm phải?
Trả lời: Tôi không nói đến thói xấu. Không cần thiết phải nói đến thói xấu mà hãy nói về những cái tốt. Nếu chúng ta vỗ tay trước lá cờ màu đỏ thì lá cờ màu đen sẽ rũ xuống. Phải biết hoan nghênh những điều có thể hoan nghênh để thể hiện sự không hoan nghênh của mình đối với những thói xấu. Đấy là một trong những nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ xét về phương diện đạo đức. Làm thức tỉnh những đức tính tốt mà không làm thui chột cái sĩ diện hay tự ái của con người là nguồn gốc nhân văn của nghệ thuật ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ có tiêu chuẩn đạo đức của nó, và tiêu chuẩn đạo đức là tiêu chuẩn nền tảng để xúc tiến sự cảm thông. Vì thế người ta chỉ xây dựng sự cảm thông trong sáng trên nền tảng đạo đức. Nếu không có đạo đức thì nó trở thành một thứ mang chất lượng đồng lõa.
Hỏi: Ông vừa mới xuất bản cuốn sách "Đối thoại với tương lai". Ông có thể cho biết tương lai với ông là gì, điều mà ông đối thoại và để xây dựng tương lai ấy dựa trên những căn bản nào?
Trả lời: Hãy trả lại cho người Việt những đặc điểm tự nhiên của nó, để cho nó phát triển một cách tự nhiên giống như các dân tộc khác. Chúng ta không nên cưỡng bức nó phát triển theo ý chí chủ quan của bất kỳ ai. Đấy chính là nền tảng đạo đức của khái niệm dân chủ. Chúng ta thúc đẩy người Việt chạy vào tất cả các cuộc thi đua, làm cho người Việt chạy theo còi lệnh của chính quyền, đấy chính là dấu hiệu quan trọng nhất để thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm đối với thân phận con người.
Tôi có một ông chú có một người con trai lấy một cô trước đây là trợ lý của tôi. Có lần ông chú tôi gọi điện cho tôi bảo "cháu phải làm thế nào để nó kính trọng bố chồng, kính trọng chồng." Tôi bảo "người ta có thể dạy, có thể bắt buộc con người làm nhiều thứ nhưng không thể bắt buộc con người kính trọng." Kính trọng là một loại tình cảm của sự ngưỡng mộ có một cách tự nhiên trong sự cảm phục của một con người đối với con người. Sự kính trọng đối với tất cả những ngưởi có quyền lực là kết quả tự nhiên của sự đáng trọng của họ. Chúng ta càng bắt người ta hô to bao nhiêu về sự kính trọng thì sự kính trọng thật càng bớt đi bấy nhiêu. Chúng ta càng in nhiều sách để nói về sự kính trọng mình thì sự kính trọng của thiên hạ sẽ càng bớt đi. Đối thoại với tương lai tức là làm cho con người sống như chính nó, tức là trả lại cho con người (không phải con người như một khái niệm mà con người như một cá thể) những giá trị căn bản của nó và nền tảng của nó chính là nhân quyền.
Hỏi: Những vấn đề như vậy có lẽ người phương Tây rất thích?
Trả lời: Tôi không xem có phương Đông và phương Tây, tôi chỉ xem có sự chênh lệch phát triển. Nói phương Tây lấy cá nhân làm gốc và phương Đông lấy tập thể làm gốc là sai.
Hỏi: Nhân quyền ở phương Đông có gì khác ở phương Tây?
Trả lời: Nhân quyền là phổ quát. Nhân quyền không có phương Đông hay phương Tây. Nhân quyền là đối tượng, là sở hữu tự nhiên, là bản năng của con người. Có một bài phân tích rất hay của một nhà triết học nói về nhân quyền, trong đó nói rằng trên đời này chỉ có hai lực lượng có khả năng tiến công vào con người là tội phạm và nhà nước. Nhà nước thì có nghĩa vụ ngăn chặn bọn tội phạm tiến công vào con người, xã hội có nghĩa vụ xây dựng pháp chế để hạn chế quyền lực của nhà nước khi nó có ý định tiến công con người. Cho nên hai vấn đề chính trị học quan trọng nhất trong lịch sử phát triển nhân loại là khắc chế tội phạm và khắc chế quyền lực nhà nước.
Hỏi: Trong cuốn sách "Đối thoại với tương lai" ông có nhắc nhiều đến sự lương thiện. Đặt trong môi trường kinh doanh có chuyện cá lớn nuốt cá bé, có chuyện kẻ thắng người thua thì khái niệm lương thiện được hiểu như thế nào? Đương nhiên sẽ có người sống và người chết?
Trả lời: Lương thiện là không trà đạp lên lợi ích của con người và con người vì lợi ích của mình. Thất bại trong kinh doanh không bao giờ đồng nghĩa với cái chết. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh không ai chết. Thua thì có và phải coi thua là chuyện bình thường. Ví dụ tôi bồi dưỡng một cán bộ mất bao nhiêu tiền của, nhưng bỗng nhiên người ta bỏ tôi đi thì đấy là tôi thua. Tôi thua nhưng tôi không chết vì cái tôi nhận được là người bỏ đi ấy lại thành đạt ở một chỗ khác, họ đã trả cho tôi được một cái giá là PR tài năng đào tạo cán bộ của tôi. Cho nên trí tuệ càng phong phú bao nhiêu thì quan niệm càng nhân văn bấy nhiêu.
Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch, tổng giám đốc Investconsult Group |
Trả lời: Tôi xin bổ sung thêm câu của chị là từ người nghèo đến người giàu rất khó, nhưng từ người giàu đến người giàu hơn khó hơn nhiều. Bởi từ người nghèo đến người giàu thì người ta phải vượt qua nhiều ranh giới, nhưng các ranh giới ấy không vượt quá ranh giới con người. Còn từ người giàu trở thành người giàu hơn thì đôi khi phải vượt quá ranh giới con người, cho nên chỗ đấy cần bổ sung.
Tôi không cho rằng trên thực tế có một nhu cầu là phải có biện pháp gì đó làm cho con người hiểu nhau. Việc ấy không thể kê khai để thanh toán được. Con người về bản chất chỉ hiểu nhau khi nào nó va chạm, giao lưu với nhau. Làm cho con người tự hiểu mình một cách đầy đủ là quan trọng nhất, và khi con người hiểu mình đầy đủ thì con người sẽ hiểu người khác dễ dàng hơn. Chúng ta cần đi tới sự chung sống hoà bình bằng ý thức mình là con người chứ không phải ý thức rằng kẻ bên cạnh là con người.
Hỏi: Nhưng trong thời kỳ hội nhập với thế giới chúng ta cần phải hiểu nhau?
Trả lời: Hội nhập không phải để hiểu nhau. Tất cả mọi cái mà chúng ta làm chúng ta đều quan niệm sai. Hội nhập là để chơi với nhau được, để làm ăn với nhau được, để ý thức về việc mình tìm kiếm những lợi ích trong sự tương tác với nhau. Cho nên hiểu lợi ích thì con người sẽ hiểu nhau. Con người không có mục tiêu hiểu nhau, và không ai tài trợ cho quá trình hiểu nhau giữa con người, nếu có thì đấy là những hoạt động từ thiện vu vơ. Con người hiểu mình và đặc biệt là hiểu lợi ích của mình đấy mới là điều quan trọng.
Hỏi: Nhưng con người cần hiểu văn hóa, hiểu luật pháp của các nước khác?
Trả lời: Đó là hệ quả chứ không phải là mục tiêu. Hiểu nhau là hệ quả. Hội nhập là đi tìm kiếm lợi ích. Tìm kiếm lợi ích tức là hiểu được cách mà những người bên cạnh mình làm. Khi hiểu được cách thức của người khác thì người ta sẽ hiểu nhau, chứ hiểu nhau không phải là mục đích.
Hỏi: Ông có thể khuyên một ai đó cần phải làm như thế nào để làm giàu, làm thế nào để hiểu biết hơn, nhưng nếu như ông nói thì phải chăng người ta không cần phải khuyên nhau mà cứ hiểu mình đã?
Trả lời: Con người hoàn toàn có thể khuyên nhau. Nếu không có nền tảng của khát vọng khuyên nhau thì không có giáo dục. Khuyên nhau giữa người nọ với người kia trong quan hệ cá nhân không phải là cái quan trọng nhất. Người ta trang bị cho con người công cụ để hiểu nhau chứ không phải bắt con người hay khuyến khích con người hiểu nhau. Giáo dục là phương tiện để cung cấp cho con người công cụ để hiểu người khác chứ không phải giáo dục là để hiểu người khác. Bởi vì không phải chỉ đọc sách là hiểu được con người. Hiểu con người chính là thông cảm. Thông cảm xuất hiện trong quá trình chung sống và chung sống chính là hoạt động cùng nhau đi tìm kiếm lợi ích, tương tác với nhau, thậm chí cạnh tranh với nhau. Thông cảm theo Durkheim, một trong những nhà sáng lập ra xã hội học hiện đại chính là nền tảng để tạo ra nhân loại. Không có các tiêu chuẩn của thông cảm, không có giáo trình để dạy thông cảm. Thông cảm xuất hiện cùng với giao lưu và chung sống, anh làm việc thật, anh lao động thật, anh cạnh tranh thật tức là anh sống như một con người tích cực thì anh nhanh chóng nhận ra nó.
Hỏi: Thông cảm có phải là một phạm trù lịch sử?
Trả lời: Thông cảm không phải là phạm trù lịch sử, thông cảm là công nghệ sống. Bởi nếu anh không thông cảm thì anh không sống được. Thông cảm tạo ra nhân loại và con người phải học cách thông cảm.
Hỏi: Ông có thể phân biệt thông cảm với đồng cảm?
Trả lời: Đồng cảm thì bản năng hơn và hẹp hơn thông cảm. Những người nhà quê rất khó thông cảm bởi giới hạn hiểu biết của họ rất hạn hẹp. Nếu được xã hội hóa thì anh sẽ dễ thông cảm hơn bởi anh va chạm, anh từng trải với sự khác biệt. Chúng ta thích sự giống nhau mà không thích thông cảm. Cho nên phân chia thành giai cấp là chính trị hóa mối quan hệ giữa con người với nhau. Tôi cho rằng con người trước hết phải là con người đã, anh sống như một con người, hành động như một con người, hành động theo lương tri thông thường của một con người thì sự cảm thông sẽ phát triển cùng với sự chung sống. Tôi cho rằng làm gì thì làm, không được chia rẽ con người.
Hỏi: Vậy trong lĩnh vực kinh doanh thì thông cảm có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời: Nó là nền tảng để ký kết hợp đồng, để tạo ra hợp đồng. Trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh của nhân loại, khái niệm quan trọng số một là khái niệm hợp đồng. Khái niệm hợp đồng đã được Rousseau khái quát thành khái niệm khế ước xã hội. Hợp đồng là đưa ra một thỏa thuận có giá trị pháp lý mô tả sự cam kết hai phía hoặc nhiều phía. Trong kinh doanh thông cảm có giá trị là có thể ngồi với nhau để thảo luận. Hai người ghét nhau không thể ngồi thương lượng hợp đồng được. Nền tảng của hợp đồng là pháp luật nhưng tinh thần của hợp đồng chính là thông cảm.
Hỏi: Quay trở lại vấn đề con người hiểu nhau. Ông có thể nói rõ hơn về ý đó?
Trả lời: Tôi nhắc lại rằng không cần thiết phải tổ chức và bắt buộc con người hiểu nhau. Chứ còn con người luôn luôn có nhu cầu hiểu biết nhau.
Hỏi: Ông sử dụng ngôn ngữ như một nghệ sĩ. Có khi nào ông thấy bí trong sử dụng ngôn ngữ không?
Trả lời: Ngôn ngữ không đơn thuần là chữ viết. Một họa sĩ sử dụng một loại ngôn ngữ mà vẫn tìm kiếm được sự thông cảm, một nhà soạn nhạc không cần sử dụng chữ viết cũng tạo ra được sự thông cảm. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu để mô tả mọi chuyện, trong đó khó nhất là mô tả sự thông cảm mà con người có với nhau. Với tư cách là một con người thì tôi sử dụng một trong các công cụ mà con người có xét về phương diện tín hiệu, đấy là tiếng nói, chữ viết. Tôi không bế tắc khi sử dụng ngôn ngữ. Cái bế tắc là lựa chọn ngôn ngữ như thế nào để đạt được độ thông cảm cao nhất trong các cuộc thương lượng.
Hỏi: Có vẻ như theo quan niệm của ông thì thông cảm là một khái niệm có tính chất nền tảng?
Trả lời: Thông cảm giải quyết cả các bài toán chính trị. Ngày hôm nay báo Vietnamnet vừa mới đăng một bài của tôi, bài rất hóc búa nhưng bằng cách sử dụng ngôn ngữ để mô tả trạng thái tình cảm của tôi đối với những vấn đề của đất nước thì họ vẫn đăng được.
Hỏi: Tức là lách được?
Trả lời: Tôi tự trọng đến mức không bao giờ lách bất kỳ ai, kể cả đó là Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước. Cái chính là tôi kính trọng họ, tôi xem họ là một con người, một con người cụ thể với những mức độ giác ngộ khác nhau và tôi cố gắng tìm ngôn ngữ, tìm những chữ để nói ý của tôi mà không làm xúc phạm ai.
Hỏi: Vậy ông nói như thế nào về thói xấu của người Việt và thói xấu trong kinh doanh mà người Việt phạm phải?
Trả lời: Tôi không nói đến thói xấu. Không cần thiết phải nói đến thói xấu mà hãy nói về những cái tốt. Nếu chúng ta vỗ tay trước lá cờ màu đỏ thì lá cờ màu đen sẽ rũ xuống. Phải biết hoan nghênh những điều có thể hoan nghênh để thể hiện sự không hoan nghênh của mình đối với những thói xấu. Đấy là một trong những nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ xét về phương diện đạo đức. Làm thức tỉnh những đức tính tốt mà không làm thui chột cái sĩ diện hay tự ái của con người là nguồn gốc nhân văn của nghệ thuật ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ có tiêu chuẩn đạo đức của nó, và tiêu chuẩn đạo đức là tiêu chuẩn nền tảng để xúc tiến sự cảm thông. Vì thế người ta chỉ xây dựng sự cảm thông trong sáng trên nền tảng đạo đức. Nếu không có đạo đức thì nó trở thành một thứ mang chất lượng đồng lõa.
Hỏi: Ông vừa mới xuất bản cuốn sách "Đối thoại với tương lai". Ông có thể cho biết tương lai với ông là gì, điều mà ông đối thoại và để xây dựng tương lai ấy dựa trên những căn bản nào?
Trả lời: Hãy trả lại cho người Việt những đặc điểm tự nhiên của nó, để cho nó phát triển một cách tự nhiên giống như các dân tộc khác. Chúng ta không nên cưỡng bức nó phát triển theo ý chí chủ quan của bất kỳ ai. Đấy chính là nền tảng đạo đức của khái niệm dân chủ. Chúng ta thúc đẩy người Việt chạy vào tất cả các cuộc thi đua, làm cho người Việt chạy theo còi lệnh của chính quyền, đấy chính là dấu hiệu quan trọng nhất để thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm đối với thân phận con người.
Tôi có một ông chú có một người con trai lấy một cô trước đây là trợ lý của tôi. Có lần ông chú tôi gọi điện cho tôi bảo "cháu phải làm thế nào để nó kính trọng bố chồng, kính trọng chồng." Tôi bảo "người ta có thể dạy, có thể bắt buộc con người làm nhiều thứ nhưng không thể bắt buộc con người kính trọng." Kính trọng là một loại tình cảm của sự ngưỡng mộ có một cách tự nhiên trong sự cảm phục của một con người đối với con người. Sự kính trọng đối với tất cả những ngưởi có quyền lực là kết quả tự nhiên của sự đáng trọng của họ. Chúng ta càng bắt người ta hô to bao nhiêu về sự kính trọng thì sự kính trọng thật càng bớt đi bấy nhiêu. Chúng ta càng in nhiều sách để nói về sự kính trọng mình thì sự kính trọng của thiên hạ sẽ càng bớt đi. Đối thoại với tương lai tức là làm cho con người sống như chính nó, tức là trả lại cho con người (không phải con người như một khái niệm mà con người như một cá thể) những giá trị căn bản của nó và nền tảng của nó chính là nhân quyền.
Hỏi: Những vấn đề như vậy có lẽ người phương Tây rất thích?
Trả lời: Tôi không xem có phương Đông và phương Tây, tôi chỉ xem có sự chênh lệch phát triển. Nói phương Tây lấy cá nhân làm gốc và phương Đông lấy tập thể làm gốc là sai.
Hỏi: Nhân quyền ở phương Đông có gì khác ở phương Tây?
Trả lời: Nhân quyền là phổ quát. Nhân quyền không có phương Đông hay phương Tây. Nhân quyền là đối tượng, là sở hữu tự nhiên, là bản năng của con người. Có một bài phân tích rất hay của một nhà triết học nói về nhân quyền, trong đó nói rằng trên đời này chỉ có hai lực lượng có khả năng tiến công vào con người là tội phạm và nhà nước. Nhà nước thì có nghĩa vụ ngăn chặn bọn tội phạm tiến công vào con người, xã hội có nghĩa vụ xây dựng pháp chế để hạn chế quyền lực của nhà nước khi nó có ý định tiến công con người. Cho nên hai vấn đề chính trị học quan trọng nhất trong lịch sử phát triển nhân loại là khắc chế tội phạm và khắc chế quyền lực nhà nước.
Hỏi: Trong cuốn sách "Đối thoại với tương lai" ông có nhắc nhiều đến sự lương thiện. Đặt trong môi trường kinh doanh có chuyện cá lớn nuốt cá bé, có chuyện kẻ thắng người thua thì khái niệm lương thiện được hiểu như thế nào? Đương nhiên sẽ có người sống và người chết?
Trả lời: Lương thiện là không trà đạp lên lợi ích của con người và con người vì lợi ích của mình. Thất bại trong kinh doanh không bao giờ đồng nghĩa với cái chết. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh không ai chết. Thua thì có và phải coi thua là chuyện bình thường. Ví dụ tôi bồi dưỡng một cán bộ mất bao nhiêu tiền của, nhưng bỗng nhiên người ta bỏ tôi đi thì đấy là tôi thua. Tôi thua nhưng tôi không chết vì cái tôi nhận được là người bỏ đi ấy lại thành đạt ở một chỗ khác, họ đã trả cho tôi được một cái giá là PR tài năng đào tạo cán bộ của tôi. Cho nên trí tuệ càng phong phú bao nhiêu thì quan niệm càng nhân văn bấy nhiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét