Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, từng nghỉ học vì gia đình quá nghèo nhưng Nguyễn Bách Trường đã vươn lên trở thành ông chủ của hơn 100 lao động, đạt danh thu 3 tỷ/năm.
Bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo
Nguyễn Bách Trường (sinh năm 1987) tại Hoài Đức (Hà Nội) là ông chủ của cơ sở sản xuất tăm giang Trường Thịnh, lớn nhất huyện với mức tiêu thụ gần 40 tấn/năm.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, năm học lớp 8 chàng trai này phải nghỉ 1 kỳ học để làm thêm kiếm tiền giúp bố mẹ bằng nghề làm nến. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trường quyết định nhập ngũ, tự học và ấp ủ con đường kinh doanh sau này.
Xuất ngũ từ năm 2008, Nguyễn Bách Trường trở về quê và theo nghề làm tăm truyền thống của gia đình. Anh mày mò tìm cho mình lối đi riêng từ suy nghĩa đặt uy tín lên hàng đầu: "Tăm dùng để xỉa răng tại sao lại không có tăm sạch, không độc hại".
Sau khi kết hôn, từ vài tạ tăm mẹ cho, vợ chồng Trường bán được 5 triệu đồng để khởi nghiệp. Số tiền để kinh doanh này không phải là nhiều nhưng đã luôn khiến Trường biết ơn mẹ: "Người ta nói cho cần câu cơm còn hơn con cá".
Từ kiến thức tự mày mò trên mạng về thị trường, cạnh tranh trong kinh doanh, Trường đã áp dụng vào thực tế. Hai năm đầu tiên, Trường sản xuất và kinh doanh tăm theo cách bán trực tiếp tại các cửa hàng trong vùng. Đây là thời gian vất vả nhất khi tăm liên tục bị ế ẩm do cửa hàng chưa có thương hiệu cũng như tạo độ uy tín. Trường kể lại: "Có những lần mình đi xa 10-20 km chào hàng nhưng đều bị từ chối, không có tiền nên đói chẳng dám ăn, khát chẳng dám uống".
"Có người từ chối đến lần thứ 3 nhưng mình không nản chí mà tin ngày nào đó, họ sẽ chấp nhận sản phẩm. Cũng có những khi mình đi xa nhưng chỉ bán được 10 gói tăm, chẳng đáng giá bao nhiêu. Đã nhiều lần mình chán nản, nghĩ đến việc bỏ ngang và đi làm thuê nhưng sau đó lại tiếp tục kiên trì. Mình nhớ, lần đầu nhận được đơn hàng đặt 200 gói tăm, cả hai vợ chồng đã rất hạnh phúc. Đây cũng là động lực để mình cố gắng hơn" - Trường tâm sự.
Trong thời gian 2 năm đầu lập nghiệp, Bách Trường gặp nhiều khó khăn chồng chất khi không có vốn, cơ sở vật chất kém, thiết bị kỹ thuật chưa cao, thiếu kinh nghiệm quản lý... Để trụ được với nghề, có những lúc hai vợ chồng Trường mua máy xay nước mía để kiếm thêm thu nhập.
Bán tăm rong đến thu nhập trăm triệu mỗi tháng
Từ một chàng trai mang tăm đi bán rong khắp các nẻo đường, hiện tại Bách Trường trở thành ông chủ của một xưởng sản xuất tăm giang có tiếng, đạt doanh thu 3 tỷ/năm.
Anh đã thành công khi có ý tưởng tạo dựng tăm VIP được làm từ cây giang thay cho chất liệu tre. Tăm giang của Trường có thân tròn, bóng, đầu nhẵn. Bách Trường chia sẻ: "Cây giang có tính dẻo, dai và mùi thơm nên giá thành sẽ đắt hơn".
Ông chủ 8X mất một năm để đưa tăm giang vào thị trường Việt. Hiện tại, cơ sở sản xuất của anh tạo công ăn, việc làm chủ yếu cho phụ nữ và trẻ em trong vùng. Bách Trường nhập giang về, giao cho từng hộ gia đình, tuốt sợi bằng tay. Sau đó, các sợi giang sẽ được chuyển về xưởng chọn lọc đạt chất lượng, tiến hành xén, sấy khô và đóng gói.
Một trong những quy trình quan trọng nhất khi làm tăm đó là sấy khô. Anh chia sẻ: "Cây giang là nguyên liệu tươi nên cần được sấy bằng ga để làm khô trong 10 phút. Nếu kỹ thuật sấy đạt chuẩn, tăm sẽ được bảo quản từ 6 tháng - 1 năm, còn nếu không tăm sẽ nhanh bị hỏng, mốc. Tăm bằng giang không tẩy trắng bằng lưu huỳnh, còn giữ nguyên được màu xanh, mùi thơm, mang đến sản phẩm an toàn, có giá trị sử dụng tốt nhất".
Bên cạnh chất lượng của tăm, anh Trường chú trọng việc thiết kế mẫu mã cho sản phẩm tưởng như nhỏ bé và đơn giản này. Tăm Trường Thịnh được hia thành 7 loại, đáng chú ý là tăm tiệc cưới và tăm vỉ. Trong đó tăm tiệc cưới có bao bì ấn tượng với gam màu đỏ và vàng. Ông chủ 8X quan niệm: "Đời sống ngày càng cao, người tiêu dùng không chỉ sử dụng đồ tốt mà còn đẹp".
Hiện tại, tăm của anh Trường được bán với giá khoảng 1000/gói, 6000/hộp. Anh tạo công ăn, việc làm cho 10 công nhân tại xưởng và 100 người làm việc tại nhà ở Cát Quế, huyện Hoài Đức. Cơ sở vật chất của xưởng tăm cũng đã khang trang, rộng rãi. "Nếu ban đầu mình mua chiếc máy dập hộp có giá 2 triệu thì giờ đây giá trị máy móc của xưởng đã lên đến gần 2 tỷ đồng" - anh Trường chia sẻ.
Mỗi tháng, cơ sở sản xuất Trường Thịnh tiêu thụ khoảng 3 tấn tăm, mang về doanh thu cho anh là 3 tỷ/năm.
Ông chủ 8X mong muốn sẽ mang sản phẩm của mình vào thị trường miền Nam và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan...
Nguyễn Bách Trường (sinh năm 1987) tại Hoài Đức (Hà Nội) là ông chủ của cơ sở sản xuất tăm giang Trường Thịnh, lớn nhất huyện với mức tiêu thụ gần 40 tấn/năm.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, năm học lớp 8 chàng trai này phải nghỉ 1 kỳ học để làm thêm kiếm tiền giúp bố mẹ bằng nghề làm nến. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trường quyết định nhập ngũ, tự học và ấp ủ con đường kinh doanh sau này.
Xuất ngũ từ năm 2008, Nguyễn Bách Trường trở về quê và theo nghề làm tăm truyền thống của gia đình. Anh mày mò tìm cho mình lối đi riêng từ suy nghĩa đặt uy tín lên hàng đầu: "Tăm dùng để xỉa răng tại sao lại không có tăm sạch, không độc hại".
Nguyễn Bách Trường với sản phẩm của mình.
Sau khi kết hôn, từ vài tạ tăm mẹ cho, vợ chồng Trường bán được 5 triệu đồng để khởi nghiệp. Số tiền để kinh doanh này không phải là nhiều nhưng đã luôn khiến Trường biết ơn mẹ: "Người ta nói cho cần câu cơm còn hơn con cá".
Từ kiến thức tự mày mò trên mạng về thị trường, cạnh tranh trong kinh doanh, Trường đã áp dụng vào thực tế. Hai năm đầu tiên, Trường sản xuất và kinh doanh tăm theo cách bán trực tiếp tại các cửa hàng trong vùng. Đây là thời gian vất vả nhất khi tăm liên tục bị ế ẩm do cửa hàng chưa có thương hiệu cũng như tạo độ uy tín. Trường kể lại: "Có những lần mình đi xa 10-20 km chào hàng nhưng đều bị từ chối, không có tiền nên đói chẳng dám ăn, khát chẳng dám uống".
"Có người từ chối đến lần thứ 3 nhưng mình không nản chí mà tin ngày nào đó, họ sẽ chấp nhận sản phẩm. Cũng có những khi mình đi xa nhưng chỉ bán được 10 gói tăm, chẳng đáng giá bao nhiêu. Đã nhiều lần mình chán nản, nghĩ đến việc bỏ ngang và đi làm thuê nhưng sau đó lại tiếp tục kiên trì. Mình nhớ, lần đầu nhận được đơn hàng đặt 200 gói tăm, cả hai vợ chồng đã rất hạnh phúc. Đây cũng là động lực để mình cố gắng hơn" - Trường tâm sự.
Trong thời gian 2 năm đầu lập nghiệp, Bách Trường gặp nhiều khó khăn chồng chất khi không có vốn, cơ sở vật chất kém, thiết bị kỹ thuật chưa cao, thiếu kinh nghiệm quản lý... Để trụ được với nghề, có những lúc hai vợ chồng Trường mua máy xay nước mía để kiếm thêm thu nhập.
Ông chủ 8X giới thiệu về nghề sản xuất tăm. (Ảnh cắt từ clip VTV). |
Bán tăm rong đến thu nhập trăm triệu mỗi tháng
Từ một chàng trai mang tăm đi bán rong khắp các nẻo đường, hiện tại Bách Trường trở thành ông chủ của một xưởng sản xuất tăm giang có tiếng, đạt doanh thu 3 tỷ/năm.
Anh đã thành công khi có ý tưởng tạo dựng tăm VIP được làm từ cây giang thay cho chất liệu tre. Tăm giang của Trường có thân tròn, bóng, đầu nhẵn. Bách Trường chia sẻ: "Cây giang có tính dẻo, dai và mùi thơm nên giá thành sẽ đắt hơn".
Hiện tại anh có hơn 100 nhân công. |
Ông chủ 8X mất một năm để đưa tăm giang vào thị trường Việt. Hiện tại, cơ sở sản xuất của anh tạo công ăn, việc làm chủ yếu cho phụ nữ và trẻ em trong vùng. Bách Trường nhập giang về, giao cho từng hộ gia đình, tuốt sợi bằng tay. Sau đó, các sợi giang sẽ được chuyển về xưởng chọn lọc đạt chất lượng, tiến hành xén, sấy khô và đóng gói.
Một trong những quy trình quan trọng nhất khi làm tăm đó là sấy khô. Anh chia sẻ: "Cây giang là nguyên liệu tươi nên cần được sấy bằng ga để làm khô trong 10 phút. Nếu kỹ thuật sấy đạt chuẩn, tăm sẽ được bảo quản từ 6 tháng - 1 năm, còn nếu không tăm sẽ nhanh bị hỏng, mốc. Tăm bằng giang không tẩy trắng bằng lưu huỳnh, còn giữ nguyên được màu xanh, mùi thơm, mang đến sản phẩm an toàn, có giá trị sử dụng tốt nhất".
Bên cạnh chất lượng của tăm, anh Trường chú trọng việc thiết kế mẫu mã cho sản phẩm tưởng như nhỏ bé và đơn giản này. Tăm Trường Thịnh được hia thành 7 loại, đáng chú ý là tăm tiệc cưới và tăm vỉ. Trong đó tăm tiệc cưới có bao bì ấn tượng với gam màu đỏ và vàng. Ông chủ 8X quan niệm: "Đời sống ngày càng cao, người tiêu dùng không chỉ sử dụng đồ tốt mà còn đẹp".
Hiện tại, tăm của anh Trường được bán với giá khoảng 1000/gói, 6000/hộp. Anh tạo công ăn, việc làm cho 10 công nhân tại xưởng và 100 người làm việc tại nhà ở Cát Quế, huyện Hoài Đức. Cơ sở vật chất của xưởng tăm cũng đã khang trang, rộng rãi. "Nếu ban đầu mình mua chiếc máy dập hộp có giá 2 triệu thì giờ đây giá trị máy móc của xưởng đã lên đến gần 2 tỷ đồng" - anh Trường chia sẻ.
Mỗi tháng, cơ sở sản xuất Trường Thịnh tiêu thụ khoảng 3 tấn tăm, mang về doanh thu cho anh là 3 tỷ/năm.
Ông chủ 8X mong muốn sẽ mang sản phẩm của mình vào thị trường miền Nam và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan...
Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét