Trung Quốc vừa vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Phương pháp xác định của IMF là thuyết ngang giá sức mua (PPP - Purchasing Power Parity) để so sánh GDP giữa hai quốc gia. Theo logic thông thường thì giá cả ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ không giống nhau: một chiếc áo sơ mi ở Thượng Hải sẽ rẻ hơn ở San Francisco. Vì thế nên mặc dù một người Trung Quốc có thu nhập thấp hơn nhiều so với một người Mỹ nhưng nếu quy mức thu nhập Trung Quốc sang đồng USD, sẽ đánh giá thấp sức mua của người Trung Quốc.
Chỉ số Big Mac của The Economist chính là một minh chứng tuyệt với cho sự chênh lệch này. Theo đó, thuyết ngang giá sức mua giả định số lượng hàng hóa (chiếc bánh kẹp Big Mac) mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại, bỏ qua chi phí vận chuyển, thuế phí...
IMF đã so sánh cả GDP theo tỷ giá hối đoái của thị trường và theo ngang giá sức mua. Với cách tính GDP theo ngang gia sức mua, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ở chart dưới đây của IMF, đến cuối năm 2014, Trung Quốc sẽ đóng góp 16,48% vào GDP của toàn thế giới đã điều chỉnh theo ngang giá sức mua (17,632 triệu tỷ USD), trong khi Mỹ đóng góp thấp hơn, ở mức 16,28 % (17,416 triệu tỷ USD).
Tuy nhiên, nếu tính GDP quy đổi theo tỷ giá hối đoái, GDP của Trung Quốc vẫn thấp hơn Mỹ khoảng 6.500 tỷ USD. Con đường vươn lên vị trí số 1 của nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay sẽ vẫn còn rất dài.
Theo Infonet/BusinessInsider
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét