Giải thích cho nhận định đó, ông cho rằng quy mô thị trường Việt Nam chưa lớn, nên vẫn bị thao túng rất nhiều.
“Tôi để ý những thời điểm cuối kỳ, có những quỹ cần báo cáo tốt hơn, họ xúm vào đẩy giá lên cao để có báo cáo tốt,” ông nói, cho rằng thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa mang tính “thị trường đích thực”.
Khi được hỏi về việc liệu thị trường có còn tăng tiếp, sau khi đã tăng mạnh từ đầu năm, TS. Alan Phan cho biết: “Tôi không nằm trong nhóm thao túng đó, nên không biết được tương lai nó sẽ đi đến đâu, không biết nó sẽ lên hay xuống.”
Ông nhận định việc chứng khoán tăng mạnh kể từ đầu năm nay chủ yếu nhờ dòng tiền tiết kiệm chuyển sang, chứ thực trạng kinh tế chưa có nhiều tiến triển.
“Người ta không kiếm được nhiều qua tiết kiệm ngân hàng thì đẩy qua chứng khoán. Do đó, chứng khoán được thổi bùng lên. Đến lúc nào đó bong bóng sẽ xì hơi vì thực tình thực trạng kinh tế của Việt Nam và thực trạng doanh nghiệp niêm yết vẫn không có thay đổi gì nhiều.”
Đó là đánh giá về thị trường niêm yết. Còn trên thị trường phát hành, khi được hỏi tại sao một số vụ IPO từ đầu năm đến nay không thành công, TS. Alan Phan nói đó là do vấn đề về định giá.
“Tất cả các IPO không thành công, hay nói là bán không được, tôi cho đó là phi lý. Đưa tôi bất cứ cái gì tôi cũng bán được hết, nhưng phải để tôi định giá cho đúng mức,” ông nói, ví von rằng “không thể hàng Trung Quốc mà bán giá Mỹ”.
“Tôi tin là thị trường trên thế giới, nhất là thị trường tài chính, số lượng tiền rất khủng. Thành ra bất cứ hàng nào người ta cũng mua, kể cả hàng tốt, hàng xấu; nhưng phải đúng giá.”
TS. Alan Phan cho rằng vấn đề chính của mọi phi vụ IPO qua cổ phần hóa là vấn đề Chính phủ chưa quyết tâm làm theo lối thị trường, mà vẫn còn làm theo lối định hướng. Vì sự chỉ đạo mạnh mẽ này, các nhà đầu tư nước ngoài không thấy “fair play” và chọn đứng ngoài.
Trung Nghĩa – NDH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét