So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, quy mô doanh nghiệp Việt nhìn chung còn thua kém nhiều, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy mà khi Việt Nam mới lần đầu tiên có đại diện góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới thì những nước lân cận như Thái Lan, Indonsia, Malaysia, Singapore và Phillippines đều có đến cả chục đại diện trong top này.

Ngay tại khu vực Đông Nam Á này cũng có những doanh nhân tầm cỡ thế giới mà tên tuổi của họ không được biến đến nhiều như những doanh nhân Âu-Mỹ.
Theo danh sách mới nhất của Forbes thì trong khu vực có 67 người có tài sản trên 1 tỷ USD mang quốc tịch của 6 nước: Indonesia (25 người), Philippines (11 người), Malaysia, Thái Lan, Singapore mỗi nước 10 người và Việt Nam 1 người.
Trong đó có15 người có tài sản trên 4 tỷ USD; Nhóm sở hữu trên 10 tỷ USD gồm 2 người Thái Lan, 2 người Malaysia, 1 người Singapore và 1 người Phillippines.
Những người giàu nhất Đông Nam Á: Họ là ai và họ buôn gì? (1)
6 doanh nhân Đông Nam Á sở hữu khối tài sản trên 10 tỷ USD
Một điều đáng chú ý là đa số những người giàu nhất khu vực đều là người gốc Hoa, với 12/15 trong số những người giàu nhất. Cộng đồng người gốc Hoa dù chiếm tỷ lệ không lớn trong dân số nhưng nắm giữ vị trí quan trọng của nhiều nền kinh tế trong khu vực.
Có thể nói 3 lĩnh vực Ngân hàng – bất động sản – nông nghiệp quy tụ nhiều người giàu nhất đối với Đông Nam Á nói chung. Đất đai màu mỡ và khí hậu thuận lợi vì vậy mà nhiều người đã giàu lên với các cây công nghiệp như thuốc lá, dầu cọ, mía đường…
Ngôi vị giàu nhất khu vực Đông Nam Á hiện thuộc về tỷ phú Dhanin Chearavanont, ông chủ của CP Group, tập đoàn đa ngành hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là: nông nghiệp (CP Foods), bán lẻ-phân phối (CP All) và viễn thông (True Corp) hoạt động tại hàng chục quốc gia khác nhau.
Đây là một cái tên rất quen thuộc trong ngành nông nghiệp Việt Nam.
Một tỷ phú Thái khác sở hữu trên 10 tỷ USD là Charoen Sirivadhanabhakdi – ông chủ của ThaiBev, tập đoàn đồ uống lớn nhất Thái Lan vừa qua đã thực hiện thâu tóm Fraser&Neave, một doanh nghiệp lớn của Singapore trong lĩnh vực đồ uống và bất động sản.
Đứng thứ 2 là một người đến từ Philippines, Henry Sy và gia đình với khối tài sản 13,2 tỷ USD.
Hai đại diện của Malaysia là Robert Kuok và đại gia viễn thông gốc Ấn Độ Ananda Krishnan.
Bên cạnh Dhanin Chearavanont , Robert Kuok cũng là một tên tuổi lớn của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp. Từng được mệnh dênh là “vua đường châu Á” trong thập kỷ 1970, hiện nay ông lấn sân sang các lĩnh vực dầu cọ, hóa chất, vận tải biển, bất động sản.
Ông cùng gia đình thành lập Tập đoàn Kuok với nhiều phân nhánh ở Malaysia, Hongkong và Singapore.
Gia đình Kuok là cổ đông chính của Wilmar – công ty dầu cọ lớn nhất thế giới và sở hữu nhãn hàng dầu ăn Neptune đang thống trị thị trường Việt Nam.
Đại diện của Singapore, hai anh em Robert Ng và Phillips Ng sở hữu khối tài sản 10,1 tỷ USD. Hai người đã kế thừa cơ nghiệp của cha, Ng Teng Fong khi ông này qua đời năm 2010.
Robert Ng là chủ tịch của Sino Group, một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất Hong Kong bao gồm các công ty con là Tsim Sha Tsui Properties Ltd, Sino Land và Sino Hotels.
Indonesia không có đại diện nào sở hữu trên 10 tỷ USD, tuy nhiên, hai anh em Budi Hartono và Michael Hartono mỗi người có trong tay hơn 8 tỷ USD.
Hai anh em họ cùng nhau sở hữu cổ phần của một trong những ngân hàng lớn nhất Indonesia là Bank Central Asia và hãng thuốc lá Djarum.
Những người giàu nhất Đông Nam Á: Họ là ai và họ buôn gì? (2)
15 người có tài sản trên 4 tỷ USD
KAL Cafebiz