Khi Warren Buffett bắt đầu sự nghiệp đầu tư, ông đọc khoảng 600, thậm chí là 1.000 trang sách mỗi ngày. Ngày nay, ông vẫn chia sẻ mình dành khoảng 80% thời gian trong ngày để đọc sách.
“Chúng ta không đọc các ý kiến của người khác, chúng ta muốn thu thập các sự kiện và sau đó suy nghĩ về chúng”, Buffett nói.
Tờ Business Insider điểm ra 9 cuốn sách mà Buffett cho là nên đọc. Danh sách được đưa ra dựa trên các đề cử của Buffett trong suốt 20 năm qua, thông qua các cuộc phỏng vấn và thư gửi cổ đông.
Khi Buffett 19 tuổi, ông đọc bản copy của cuốn “Nhà đầu tư thông minh” (Intelligent Investor) được viết bởi nhà đầu tư huyền thoại Benjamin Graham.
Ông nói rằng đây là một trong những thời khắc may mắn nhất trong cuộc đời bởi cuốn sách đã đem đến cho ông những kiến thức cơ bản về đầu tư.
“Để đầu tư thành công trong suốt cuộc đời, bạn không cần phải có IQ cao, thông tin nội gián hay những góc nhìn khác thường. Điều bạn cần là một khung kiến thức cơ bản để đưa ra quyết định và khả năng giữ cho cảm xúc không bị rời xa cái khung đó. Cuốn sách này mang đến khung kiến thức chuẩn xác và việc của bạn là điều khiển cảm xúc của bản thân”.
Buffett nhận định "Security Analysis" (tạm dịch: Phân tích chứng khoán) tiếp tục là một cuốn sách khác của Graham có tác động lớn đến ông. “Cuốn sách đã cung cấp cho tôi lộ trình đầu tư mà tôi đã theo đuổi suốt 57 năm nay”, ông nói.
Quan điểm chủ đạo xuyên suốt cuốn sách là nếu những phân tích đã đủ kỹ lưỡng, bạn sẽ có thể tìm ra giá trị của một công ty.
Buffett nói rằng Graham là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn thứ hai đối với cuộc đời ông, chỉ đứng sau người cha của ông.
Mặc dù Philip Fisher – người chuyên đầu tư vào các công ty có tính chất đổi mới – không định hình nên phong cách đầu tư của Buffett như cách mà Graham đã làm, ông là người mà Buffett đánh giá rất cao.
Trong cuốn sách này, Fisher nhấn mạnh rằng tập trung vào các báo cáo tài chính là chưa đủ. Nhà đầu tư cần phải đánh giá cả cách thức bộ máy lãnh đạo quản lý công ty.
Buffett nói rằng cuốn sách về khủng hoảng tài chính của Cựu Bộ trưởng Tài chính Geithner là cuốn sách mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải đọc.
Đã có rất nhiều cuốn sách viết về cách lãnh đạo một tổ chức vượt qua thời kỳ khó khăn, nhưng đây là cuốn sách đầu tiên viết về việc chèo lái một “đội quân của chính phủ” vượt qua thảm họa kinh tế.
Nếu bạn muốn biết cách suy nghĩ của Buffett, hãy đọc cuốn sách này. Bằng cách sắp xếp lại những bài viết của Buffett theo các chủ đề một cách khoa học, cuốn sách liệt kê các nguyên tắc đầu tư và kinh doanh của Buffett theo cách mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu.
Trong lá thư gửi cổ đông năm 2011, Buffett đã giới thiệu cuốn tự truyện của vị lãnh đạo lâu năm của General Electric. Buffett mô tả Jack Welch là một người ‘thông minh, tràn đầy năng lượng và rất thực tế’.
Nhận xét về cuốn sách này, Bloomberg Businessweek viết “ảnh hưởng của Welch đến hoạt động kinh doanh hiện đại lớn đến nỗi những sự kiện trong cuộc đời ông đem đến cho tất cả các lãnh đạo doanh nghiệp những bài học giá trị”.
Trong lá thư gửi cổ đông năm 2012, Buffett đã ca ngợi cuốn “Outsider” (tạm dịch: Người ngoài cuộc” là một cuốn sách xuất sắc về các CEO xuất sắc trong việc phân bổ nguồn vốn.
Berkshire Hathaway đóng vai trò quan trọng trong cuốn sách này. Một chương của cuốn sách viết về Tom Murphy – người được Buffett nhận xét là “người quản lý tốt nhất mà tôi từng gặp”.
Cuốn sách cũng được Forbes bình chọn là “một trong những cuốn sách về kinh doanh quan trọng nhất ở Mỹ”.
"The Clash of the Cultures" (tạm dịch: Sự đụng độ của các nền văn hóa) là một cuốn sách khác được nhắc đến trong thư gửi cổ đông năm 2012.
Trong cuốn sách này, Bogle – “cha đẻ’ của quỹ chỉ số và cũng là người sáng lập nên Vanguard Group – lập luận rằng đầu tư dài hạn đã bị chèn lấn bởi đầu cơ ngắn hạn.
Năm 1991, Bill Gates hỏi Buffett cuốn sách yêu thích của ông là gì. Đáp lại, Buffett gửi tới người sáng lập Microsoft bản copy của cuốn sách “Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh”.
Gates nhận định cuốn sách giống như một lời nhắc nhở rằng các quy luật để xây dựng một doanh nghiệp thành công luôn không thay đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét